Tại sao đèn không mờ tối đi khi chúng ta chớp mắt?

(Dân trí) - Cứ vài giây, mí mắt của chúng ta tự động khép lại và nhãn cầu của chúng ta quay trở lại trong hốc mắt. Vậy tại sao việc nháy mắt không làm chúng ta không cảm thấy thay đổi sáng- tối liên tục?

Nghiên cứu mới do Đại học California, Berkeley, cho thấy bộ não phải làm việc căng thẳng hơn để ổn định tầm nhìn của chúng ta mặc dù đôi mắt luôn chớp mắt theo “chu kỳ”.

Tại sao đèn không mờ tối đi khi chúng ta chớp mắt? - 1

Các nhà khoa học tại UC Berkeley, Đại học Công nghệ Nanyang tại Singapore, Đại học Paris Descartes và Đại học Dartmouth đã phát hiện ra rằng chớp mắt không chỉ làm bôi trơn mắt và bảo vệ mắt khỏi các kích thích bên ngoài. Trong một nghiên cứu được công bố trong ấn bản trực tuyến ngày 19/01/2017 của tạp chí Current Biology, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng khi chúng ta chớp mắt, não của chúng ta định vị lại nhãn cầu để có thể ở lại tập trung vào những gì chúng ta đang xem.

Khi nhãn cầu của chúng ta quay trở lại trong hốc mắt trong một chớp mắt, nhãn cầu không luôn luôn quay trở lại cùng một chỗ khi chúng ta mở mắt. Sự khác biệt vị trí này nhắc não bộ của chúng ta việc kích hoạt các cơ mắt để tổ chức lại tầm nhìn của chúng ta, theo tác giả nghiên cứu Gerrit Maus, một phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Công nghệ Nanyang Singapore. Ông xuất bản nghiên cứu trong vai trò một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Whitney của đại học UC Berkeley về nhận thức và hành động.

"Cơ mắt của chúng ta khá chậm chạp và không chính xác, vì vậy não bộ của chúng ta cần phải liên tục thích ứng tín hiệu dây thần kinh vận động để đảm bảo đôi mắt của chúng ta hướng tới nơi cần thiết" Maus nói. "Những phát hiện của chúng tôi cho thấy rằng não đo lường sự khác biệt trong những gì chúng ta nhìn thấy trước và sau một chớp mắt, và ra lệnh cho các cơ mắt để tạo ra các chỉnh sửa cần thiết."

Từ một góc độ rộng hơn, nếu chúng ta không có cơ chế điều khiển vận động mắt nhanh nhạy này, đặc biệt là khi chớp mắt, môi trường xung quanh của chúng ta sẽ xuất hiện lúc tối lúc sáng, thất thường và dễ bị biến động, các nhà nghiên cứu cho biết.

"Chúng ta nhận thấy sự liên tục và không có những điểm mù thoáng qua vì não bộ của chúng ta đã kết nối các hình ảnh rời rạc cho chúng ta", đồng tác giả nghiên David Whitney, một giáo sư tâm lý học tại UC Berkeley cho biết.

"Não của chúng ta làm rất nhiều dự đoán để bù đắp cho cách chúng ta di chuyển xung quanh trong thế giới", đồng tác giả Patrick Cavanagh, một giáo sư về khoa học tâm lý và não ở Dartmouth College nói. "Nó giống như một hệ thống ổn định hình ảnh steadicam của tâm trí."

Hàng chục thanh niên khỏe mạnh tham gia vào những gì Maus gọi đùa là "những thí nghiệm nhàm chán nhất chưa từng có." Người tham gia nghiên cứu ngồi trong một căn phòng tối thời gian dài và nhìn chằm chằm vào một dấu chấm trên màn hình trong khi camera hồng ngoại theo dõi cử động mắt của họ nhấp nháy trong thời gian thực.

Mỗi lần họ chớp mắt, dấu chấm được chuyển một cm về bên phải. Trong khi những người tham gia không nhận ra sự thay đổi tinh tế, hệ thống mắt vận động của não bộ nhận thức được sự vận động này và học cách định vị lại hướng nhìn luôn thẳng vào chấm đen.

Sau khoảng 30 nhấp nháy đồng bộ chuyển động của dấu chấm, đôi mắt người tham gia điều chỉnh trong từng chớp và chuyển tự động về nơi mà họ dự đoán các dấu chấm đến được.

"Mặc dù những người tham gia đã không có ý thức về việc dấu chấm đã di chuyển, bộ não của họ đã làm việc đó, và điều chỉnh với các chuyển động mắt phù hợp" Maus nói. "Những phát hiện này thêm vào sự hiểu biết của chúng ta về cách não liên tục thích nghi với những thay đổi, chỉ huy các cơ bắp của chúng ta để sửa chữa các lỗi trong phần cứng của cơ thể chúng ta."

Ngoài các nhà nghiên cứu Maus, Whitney và Cavanagh, các đồng tác giả khác của nghiên cứu là Marianne Duyck, Matteo Lisi và Therese Collins của Đại học Paris Descartes.

Nhã Khanh (Theo sciencedaily)