Sử dụng ánh sáng để tìm kiếm nguồn gốc của Chiếc bùa cổ xưa đầy bí ẩn

(Dân trí) - Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một kỹ thuật được gọi là phát sáng quang phổ để xác định xem chiếc bùa này đã được chế tạo từ chất liệu gì. Phương pháp này khá đơn giản – bạn chỉ cần chiếu sáng một vật nào đó, sau đó đo ánh sáng dội ngược lại phía bạn, các vật liệu khác nhau thì bước sóng của ánh sáng hắt ngược lại sẽ khác nhau.


Chiếc bùa Mehrgarh - một chiếc bùa đơn giản nhưng lại là ví dụ lâu đời nhất về thay đổi trong chế tác kim loại

Chiếc bùa Mehrgarh - một chiếc bùa đơn giản nhưng lại là ví dụ lâu đời nhất về thay đổi trong chế tác kim loại

Vì vậy, bạn có thể sử dụng ánh sáng để xác định chính xác đối tượng được làm bằng gì. Tuy nhiên, bạn không thể dùng đèn pin chiếu lên chiếc vòng cổ để kiểm tra xem đó có phải vàng 24k hay không. Và các nhà nghiên cứu đã phải sử dụng chùm bức xạ của máy bức xạ tăng tốc SOLIEL đặt gần Paris để kiểm tra chiếc bùa này.

Chiếc bùa này được tìm thấy năm 1974 tại Mehrgarh – một khu vực khảo cổ ở Pakistan. Chiếc bùa được xác định niên đại là trong khoảng giữa năm 7.000 trước công nguyên tới 2.000 trước công nguyên. Chiếc bùa hình tròn khá đơn giản, với 6 nan chạy về hướng trung tâm và không có trang trí nào khác, được coi là mẫu vật lâu đời nhất về sự thay đổi trong việc đúc kim loại.

Khu vực khảo cổ MR2 – nới phát hiện chiếc bùa.
Khu vực khảo cổ MR2 – nới phát hiện chiếc bùa.

Chiếc bùa này được chế tạo bởi một kỹ thuật gọi là đúc mất sáp. Không giống như kỹ thuật đúc khuôn vĩnh viễn trước đó (khuôn mẫu kim loại đã qua sử dụng có thể được tái sử dụng), kỹ thuật đúc mất sáp chỉ được lựa chọn một lần. Nếu bạn muốn làm 1 chiếc bùa hình tròn với sáu nan hoa, đầu tiên bạn sẽ phải làm một bản sao bằng sáp. Sau đó tạo ra 1 khuôn xung quanh đối tượng này, làm nóng nó lên và đổ sáp nóng chảy ra ngoài, sau đó rót kim loại nóng chảy vào trong. Cuối cùng, sau khi kim loại nguội, bạn phá vỡ chiếc khuôn để mở ra và đã sở hữu một chiếc bùa sáu cánh.

Kỹ thuật chế tác chiếc bùa này không hề phức tạp, nhưng đó là một ví dụ cổ xưa nhất về kỹ thuật này. Các nhà nghiên cứu xác định, chiếc bùa này là một mảnh đồng duy nhất rất tinh khiết.

Một bộ sưu tập các vật trang trí nhỏ được chế tạo bằng kỹ thuật đúc mất sáp, được tìm thấy khi khai quật khu khảo cổ MR2 ở Mehrgarh (ngày nay là Pakistan)
Một bộ sưu tập các vật trang trí nhỏ được chế tạo bằng kỹ thuật đúc mất sáp, được tìm thấy khi khai quật khu khảo cổ MR2 ở Mehrgarh (ngày nay là Pakistan)
Các hình ảnh so sánh độ phát sáng được chụp dưới kính hiển vi. Khu vực trong bức ảnh tương ứng với một phần nan hoa của tấm bùa.
Các hình ảnh so sánh độ phát sáng được chụp dưới kính hiển vi. Khu vực trong bức ảnh tương ứng với một phần nan hoa của tấm bùa.

Anh Thư (Tổng hợp)