1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát triển công cụ dọn dẹp quỹ đạo Trái đất “cực độc”

(Dân trí) - Các mảnh vỡ của các vệ tinh và những mối đe doạ tiềm tàng ngày càng đáng lo ngại.

Để giải quyết vấn đề này, những nhà nghiên cứu tại Đại học Samara đã phát triển một hệ thống hiệu ứng hấp dẫn độc đáo. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Astra Astronautica.

Phát triển công cụ dọn dẹp quỹ đạo Trái đất “cực độc” - 1
Để làm sạch các vật thể bay không còn giá trị trong quỹ đạo Trái đất không hề đơn giản.

Quỹ đạo địa tĩnh (GSO) là một khu vực ngoài vũ trụ cách Trái đất 36 nghìn km, nằm ngay phía trên đường xích đạo. Theo các nhà khoa học, hiện có khoảng một nghìn vật thể không gian không hoạt động với tổng khối lượng hơn 2,5 nghìn tấn tại GSO.

Các vệ tinh được phóng lên GSO di chuyển quanh hành tinh với vận tốc góc quay quanh trục của chính nó, có nghĩa là chúng treo lơ lửng trên một điểm nhất định trên bề mặt. Hầu hết các vệ tinh liên lạc được đặt ở đó.

Khoa Cơ học lý thuyết của Đại học Samara đã phát triển một giải pháp ban đầu cho vấn đề này.

“Mô hình của chúng tôi sẽ sử dụng một vệ tinh đặc biệt hoạt động như một bẫy hấp dẫn, có khả năng bắt các vật thể và loại bỏ chúng khỏi GSO”, ông Vladimir Vladimir Aslanov, Trưởng khoa Cơ học lý thuyết tại Đại học Samara, cho biết.

Ảnh hưởng của trọng lực ở độ cao của GSO tương đối yếu, do đó, các vật thể nặng tạo ra một khu vực thu hút riêng của chúng, cái gọi là quả cầu Hill. Hiệu quả tối ưu sẽ đạt được với một bộ thu có trọng lượng khoảng 100 tấn. Các nhà khoa học tin rằng các phương án này có thể được sử dụng trong tương lai.

Một quả cầu sẽ đi giữa quỹ đạo GSO và các quỹ đạo cao hơn. Theo một trong các kịch bản mô hình, các mảnh vỡ thu thập được có thể được tích lũy xung quanh vệ tinh, do đó làm tăng khối lượng hữu ích của “người thu gom” và lực bắt trọng lực.

Dự án đang được phát triển với sự hỗ trợ của Quỹ khoa học Nga. Hiện tại được biết, nhóm nghiên cứu đang chuyển từ mô hình vật lý sang các tính toán kỹ thuật cụ thể.

Minh Long

Theo Sputnik