1. Dòng sự kiện:
  2. Giải thưởng VinFuture 2024

Phát hiện loại cây dương xỉ có khả năng sống trong môi trường ô nhiễm thạch tín

(Dân trí) - Các nhà khoa học cho rằng phát hiện mới này có thể giúp làm sạch các chất thải độc hại dễ dàng hơn trong tương lai.

Nghiên cứu mới được công bố cho thấy loài thực vật Pteris vittata, thường được gọi là loài dương xỉ bản địa ở Trung Quốc, có khả năng tích lũy và chịu đựng được lượng asen (thạch tín) cao có thể giết chết các loài thực vật và động vật khác.

Phát hiện loại cây dương xỉ có khả năng sống trong môi trường ô nhiễm thạch tín - 1
Loài dương xỉ bản địa ở Trung Quốc được cho có khả năng làm sạch được asen.

Các nhà nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng loài cây dương xỉ này, khi được trồng trên đất bị nhiễm asen, có thể loại bỏ gần 50% asen trong 5 năm, tác giả nghiên cứu Jody Banks cho biết. Mặc dù cần nhiều thời gian, nhưng nó rất rẻ.

Các nhà nghiên cứu của Đại học Purdue đã giải trình tự bộ gene của dương xỉ để xác định cơ chế di truyền và tế bào kiểm soát mức độ chịu đựng asen của nó.

3 gene đặc biệt cho thấy hoạt động cao khi cây tiếp xúc với asen, cho phép nó lưu trữ các yếu tố độc hại trong lá mà không có tác dụng bất lợi. Một protein khác gọi là "bẫy hóa học" GAPC1 asen từ đất. GAPC1 sử dụng phosphate để phân hủy glucose thành năng lượng, nhưng trong dương xỉ của Trung Quốc, nó có ái lực cao hơn với asen so với phosphate, về cơ bản vô hiệu hóa tác dụng của asen.

Các gene khác phối hợp với nhau để thu dọn asen bên trong một tế bào cho đến khi nó không thể gây hại gì.

Nhà nghiên cứu Chao Cai cho biết, loài cây dương xỉ này đã đồng lựa chọn cơ chế tương tự để dung nạp asen mà vi khuẩn sử dụng. Không có loài thực vật hay động vật nào mà chúng ta biết có thể làm điều đó như dương xỉ này.

Trong khi đó, các nhà nghiên cứu của Đại học Purdue đã xác định được các cơ chế di truyền cho phép dương xỉ chịu được asen, điều này có thể dẫn đến việc sửa đổi các loại cây khác có thể khắc phục ô nhiễm nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Minh Long 

Theo IFL Science