Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ thai chết lưu

(Dân trí) - Phụ nữ mang thai tiếp xúc với khói có nhiều khả năng gặp phải thai chết lưu. Các nhà nghiên cứu cho biết, nguy cơ đặc biệt cao trong tam cá nguyệt thứ ba. Trên thế giới, trung bình, cứ 1000 ca sinh thì có 18,4 trẻ em chết non ( số liệu năm 2015). Nhưng các nhà nghiên cứu Đan Mạch đã kiểm tra 13 nghiên cứu xác định được một liên kết rất chặt chẽ giữa nguy cơ thai chết lưu với khói xe và ô nhiễm khác.

Các nhà khoa học kêu gọi cảnh giác hơn về khói thải xe và chất thải công nghiệp và phụ nữ mang thai nên xem xét việc chuyển sang các khu vực ít bị ô nhiễm.

Nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Copenhagen cho thấy ngay cả khi nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tăng một lượng nhỏ,4 microgram/m3 thì nguy cơ thai chết lưu tăng 4%.

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ thai chết lưu - 1

Tiến sĩ Marie Pedersen, tác giả của nghiên cứu này cho biết: “Thai chết lưu là một trong những điều bị bỏ quên trong y tế toàn cầu ngày nay. Nếu các bằng chứng về mối liên quan giữa dân số, không khí xung quanh và thai chết lưu được xác nhận trong các nghiên cứu trong tương lai, nó sẽ có tầm quan trọng sức khỏe cộng đồng".

Giáo sư Jouni Jaakkola, Trường Đại học Oulu, nói với tờ Telegraph "Các bằng chứng hiện có là gợi ý của quan hệ nhân quả về ô nhiễm không khí và thai chết lưu”.

Thai chết lưu vì lý do bởi các biến chứng ở nhau thai, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho em bé trong bụng mẹ. Điều này có thể được gây ra bởi nhiễm trùng hoặc lỗi di truyền nhưng thường là những nguyên nhân là không giải thích được.

Nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra rằng các yếu tố như hút thuốc, uống rượu, béo phì và tuổi tác của người mẹ cũng làm tăng nguy cơ.

Nghiên cứu mới này đã được công bố trên tạp chí Occupational and Environmental Medicine kết luận rằng các bằng chứng cho thấy ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ đối với thai chết lưu.

Nazeeba Siddika, một nghiên cứu sinh tại Đại học Oulu, Phần Lan, người đã tham gia vào các nghiên cứu cho biết: "Thai nhi bị ảnh hưởng bởi một loạt các chất độc hại môi trường do tiếp xúc khác biệt và chưa trưởng thành sinh lý”.

Jean Golding, giáo sư Trường Đại học Bristol, cho biết: "Đây là một tập hợp các dữ liệu quan trọng và các nghiên cứu được thực hiện về chủ đề này và nghiên cứu này cần được chi tiết hơn”.

Đ.T.V-NASATI (Theo Dailymail)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm