Ngựa có thể sử dụng các ký hiệu để giao tiếp với người

(Dân trí) - Sẽ không bao giờ có một con ngựa nào giống như con Ed, một ngôi sao truyền hình ngựa biết nói. Nhưng các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các loài động vật có thể học cách sử dụng một công cụ để giao tiếp khác của con người: chỉ vào các biểu tượng.

Ngựa có thể sử dụng các ký hiệu để giao tiếp với người - 1

Chúng có tên trong danh sách một loạt các loài khác có khả năng này, bao gồm cả một số loài linh trưởng, cá heo và chim bồ câu. Các nhà khoa học đã dạy 23 con ngựa cưỡi, giống khác nhau để nhìn vào một bảng hiển thị với ba biểu tượng, đại diện đắp hay không đắp chăn. Ngựa có thể lựa chọn giữa một biểu tượng “không thay đổi” hoặc biểu tượng cho “đắp chăn” hoặc “bỏ chăn ra”. Trước đó, chủ sở hữu của chúng đã đưa ra quyết định này cho chúng.

Ngựa học rất thông minh và giỏi làm theo các tín hiệu mà con người dạy, và chúng phải mất trung bình 10 ngày để học cách tiếp cận và chạm vào bảng tín hiệu và để hiểu được ý nghĩa của các biểu tượng.

Tất cả 23 con ngựa đã học được toàn bộ nội dung đó trong vòng 14 ngày. Sau đó, chúng đã được đưa vào thử nghiệm trong những điều kiện thời tiết khác nhau để xem liệu chúng có thể sử dụng bảng để nói với các huấn luyện viên của chúng về sở thích đắp chăn của chúng.

Các nhà khoa học báo cáo trực tuyến trên tạp chí Khoa học Ứng dụng về Hành vi Động vật rằng, những con ngựa đã không chạm vào các biểu tượng một cách ngẫu nhiên, mà thực hiện sự lựa chọn của chúng dựa vào điều kiện thời tiết.

Nếu trời ẩm ướt, lạnh, và gió, chúng chạm vào biểu tượng “đắp chăn”; những con ngựa đã được đắp chăn dí mũi vào biểu tượng “không thay đổi”. Nhưng khi thời tiết nắng, nóng, các con vật chạm vào biểu tượng “bỏ chăn ra”; những con mà đang không đắp chăn nhấn vào biểu tượng “không thay đổi”. Các nhà khoa học nói rằng: Kết quả của nghiên cứu cho thấy những con ngựa hiểu kết quả của những sự lựa chọn của chúng, và hy vọng rằng các nhà nghiên cứu khác sẽ sử dụng phương pháp của họ để hỏi con ngựa nhiều câu hỏi hơn nữa.

Trần Nhung (Theo sciencemag)