Ngọn lửa từ than lâu đời nhất thế giới đã cháy trong suốt 6.000 năm qua

Trang Phạm

(Dân trí) - Một vỉa than dài khoảng 30 mét dưới núi Wingen của Úc đã cháy liên tục trong khoảng 6.000 năm, khiến nơi này có biệt danh nổi tiếng là Núi Burning.

Ngọn lửa từ than lâu đời nhất thế giới đã cháy trong suốt 6.000 năm qua - 1

Ngọn lửa ngầm của núi Burning đang dần di chuyển về phía nam, với tốc độ khoảng một mét một năm, và các nhà nghiên cứu tin rằng trong toàn bộ lịch sử 6.000 năm của nó, nó đã bao phủ một khoảng cách khoảng 6,5 km.

Các đám cháy vỉa than dưới lòng đất không phải là hiếm, trên thực tế, ước tính có khoảng 1.000 vỉa than đang cháy trên khắp thế giới tại bất kỳ điểm nào.

Những đám cháy như vậy thường xảy ra ở các nước giàu than nhưng kém phát triển và thường được dập tắt trong vài ngày, nhiều nhất là một tháng.

Tuy nhiên, điều đó không phải luôn luôn như vậy và mỏ than Jharia của Ấn Độ, đã cháy liên tục trong hơn 100 năm là một ví dụ.

Nhưng ngay cả ngọn lửa đã tồn tại hàng thế kỷ này vẫn chưa là gì so với ngọn lửa than lâu đời nhất trên thế giới, một loại than dưới lòng đất dường như đã cháy âm ỉ trong khoảng sáu thiên niên kỷ.

Núi Burning là vỉa than đốt tự nhiên duy nhất của Úc, cũng như là lò đốt than lâu đời nhất thế giới. Đối với những chủ nhân thổ dân ban đầu của vùng đất này, đó là những giọt nước mắt rực lửa của một người phụ nữ đã bị Biami, thần bầu trời biến thành đá từ lâu.

Đối với những nhà thám hiểm ban đầu, nó cho thấy những dấu hiệu rõ ràng của các hoạt động núi lửa, nhưng trên thực tế, nó là một vỉa than cháy chậm âm ỉ sâu khoảng 30 mét dưới lòng đất.

Không ai biết chính xác ngọn lửa bắt đầu như thế nào, nhưng các nhà khoa học tin rằng đó hẳn là một vụ sét đánh hoặc một đám cháy rừng, mặc dù cách đốt của thổ dân cũng có thể là một nguyên nhân.

Quá trình cháy chậm đã khiến đất bị bạc màu và bề mặt đất không bằng phẳng trên núi Wingen. Thảm thực vật trong khu vực cũng bị ảnh hưởng bởi đám cháy ngầm này. Bằng chứng là khu vực ngày càng trơ trụi và cằn cỗi.

Bất chấp vẻ ngoài cằn cỗi của khu vực, núi Burning đã phần nào trở thành một điểm thu hút khách du lịch, với hàng nghìn người đổ về nơi này để xem ngọn lửa than liên tục đốt lâu đời nhất thế giới.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm