Mặt trời của chúng ta sẽ kết thúc như thế nào?

(Dân trí) - Với lần đầu tiên sử dụng Kính thiên văn cực lớn đặt tại miền bắc Chi- lê, , các nhà khoa học ở Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã chụp lại được những khoảnh khắc cuối cùng trong vòng đời của thứ được gọi là “một ngôi sao khổng lồ đỏ” thông qua việc quan sát chòm sao Grus nằm cách Trái Đất khoảng 530 năm ánh sáng.


Các nhà thiên văn đã bắt được một hình ảnh hiếm hoi về một ngôi sao đang “giãy chết”.

Các nhà thiên văn đã bắt được một hình ảnh hiếm hoi về một ngôi sao đang “giãy chết”.

Và đó cũng chính xác là điều sẽ xảy ra với mặt trời của chúng ta trong khoảng 5 tỷ năm tới.


Bề mặt của mặt trời.

Bề mặt của mặt trời.

Ngôi sao này được đặt tên là pi1 Grus, nó có khối lượng tương đương với mặt trời của chúng ta, nhưng có kích thước lớn gấp 350 lần và sáng hơn rất nhiều so với mặt trời.

Theo các nhà thiên văn, ngôi sao này đang “phình lên” với các vùng đối lưu (hiện tượng xảy ra do sự khác biệt về mật độ bên trong một thể khí hoặc thể lỏng đơn) bao phủ trên khắp bề mặt.

Mỗi một vùng đối lưu này rộng tới 120 triệu ki-lô-mét – bằng khoảng ¼ đường kính của ngôi sao này.

Lúc đầu, ngôi sao sẽ bị co lại và nóng lên tới hơn 100 triệu độ do nó sẽ đốt cháy hết toàn bộ năng lượng hy-đrô dự trữ còn lại.

Theo giải thích trên trang EarthSky, “mức nhiệt độ cực đoan này sẽ thúc đẩy giai đoạn tiếp theo của ngôi sao, nó bắt đầu quá trình biến hê-li trở thành các nguyên tử nặng hơn như các-bon và ô-xy.


Bề mặt của mặt trời.

Bề mặt của mặt trời.

Sau đó, phần lõi cực kỳ nóng này sẽ tràn ra lớp ngoài, khiến cho ngôi sao lại phình to ra cả trăm lần so với kích thước ban đầu”.

Đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn học chứng kiến hiệu ứng bong bóng xảy ra ở một ngôi sao khổng lồ đỏ - hay nói cách khác là lần đầu tiên họ có thể nắm bắt quá trình này một cách chi tiết.

Ngôi sao này sẽ tiếp tục phát triển, cho đến lúc cuối cùng nó sẽ giãn ra hết cỡ và trở thành một tinh vân hành tinh.

Anh Thư (Theo Mirror)