1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

Lông đuôi khủng long mắc kẹt trong khối hổ phách 99 triệu năm trước

(Dân trí) - Hổ phách thường được đánh giá cao không chỉ vì màu vàng đẹp mắt của nó, mà còn vì những sinh vật nhỏ mà nó thường chứa bên trong, rất nhiều trong số chúng có hàng triệu năm tuổi.

Mới đây, một mẫu nhựa cây hóa thạch được tìm thấy ở một khu chợ tại Myanmar thực ra lại chứa một kho báu quý hiếm bên trong: một mẩu lông đuôi mảnh mai của một con khủng long nhỏ 2 chân sống khoảng 99 triệu năm trước.

Miếng hổ phách được tìm thấy ở miền bắc Myanmar này có chứa một trong những mảng đa dạng nhất về động vật từ kỷ Phấn trắng. Nhà cổ sinh vật học Lida Xing của Đại học Khoa học địa chất tại Bắc Kinh, Trung Quốc đang săn tìm những mẫu hổ phách có chứa côn trùng và thằn lằn tại một khu chợ hổ phách ở Myanmar, thì bị thu hút bởi một miếng hổ phách đặc biệt: ngoài các loài côn trùng thông thường, nó chứa một mẩu lông đuôi rất tốt và mềm dẻo dài khoảng 3,6cm. Ngay lập tức, anh đã biết đó là một thứ rất đặc biệt.

Lông đuôi khủng long bị đông cứng trong miếng hổ phách (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Lông đuôi khủng long bị đông cứng trong miếng hổ phách (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)

Các nhà khoa học cho rằng phần đuôi này không phải của chim mà là thuộc về một con khủng long, thuộc nhóm khủng long 2 chân tên là Coelurosaurs (Những người yêu thích bộ phim Jurassic Park hãy lưu ý: Compsognathus – biệt danh “Compys” trong bộ phim chính là một thành viên của nhóm này)

Phần đuôi trong khối hổ phách (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Phần đuôi trong khối hổ phách (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)

Các nhà khoa học đã xác định mẫu vật DIP – V – 15103 là một miếng hổ phách với một chóp đuôi khủng long ở bên trong. Phần đuôi này chạy theo đường chéo của miếng hổ phách, xung quanh là các con kiến, một con bọ cánh cứng và một mảnh lá

Phần chỏm đuôi (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Phần chỏm đuôi (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)

Phần chóp của đoạn đuôi được bảo quản cho thấy những màng tối bằng than đá nằm gần chỗ nó nhô lên khỏi bề mặt miếng hổ phách. Phần lông vũ mở rộng xuống cả hai bên của đuôi.

Mặt dưới của phần đuôi được bảo quản thể hiện màu lông nhạt hơn, có nhiều thứ đang phân hủy và một con kiến.
Mặt dưới của phần đuôi được bảo quản thể hiện màu lông nhạt hơn, có nhiều thứ đang phân hủy và một con kiến.
Chi tiết phần lông chèn trên mặt và mặt trên của đuôi
Chi tiết phần lông chèn trên mặt và mặt trên của đuôi
Thoáng và sáng (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Thoáng và sáng (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)

Thân ống của lông (cấu trúc giống như phần thân giữa của lông) phát triển yếu trong mẫu hổ phách DIP – V – 15103. Có thể nhìn thấy mô hình thành sắc tố bên trong các sợi lông tơ nhỏ.

Các nhánh (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Các nhánh (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)

Lông đuôi được kiểm tra trong môi trường ánh sáng tối để làm nổi bật cấu trúc mờ của ngạnh và lông tơ – cấu trúc phân nhánh của lông – cũng như việc thiếu một cuống – thân giữa lông của lông.

Khủng long có lông vũ (Ảnh: Cheung Chung-tat và Liu Yi)
Khủng long có lông vũ (Ảnh: Cheung Chung-tat và Liu Yi)

Phần đuôi được bảo quản này được cho là thuộc về loài khủng long coelurosaur – nhóm khủng long có quan hệ gần gũi với dòng dõi tạo ra các loài chim hiện đại

Tái tạo lại phần đuôi (Ảnh: Lida Xing)
Tái tạo lại phần đuôi (Ảnh: Lida Xing)

Các nhà khoa học đã xử dụng máy quét vi chụp cắt lớp tia X synchotron để tạo ra một tái cấu trúc 3D của phần đuôi bị mắc kẹt trong miếng hổ phách

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia cực tím (UV) để lập bản đồ các dòng chảy bên trong khối hổ phách để kiểm tra xem đuôi khủng long và các côn trùng bên trong được bảo vệ theo thời gian như thế nào. (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng tia cực tím (UV) để lập bản đồ các dòng chảy bên trong khối hổ phách để kiểm tra xem đuôi khủng long và các côn trùng bên trong được bảo vệ theo thời gian như thế nào. (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Tia cực tím và chụp cắt lớp cho phép các nhà khoa học nghiên cứu miếng hổ phách với các đối tượng mắc kẹt bên trong mà không làm hỏng chúng (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)
Tia cực tím và chụp cắt lớp cho phép các nhà khoa học nghiên cứu miếng hổ phách với các đối tượng mắc kẹt bên trong mà không làm hỏng chúng (Ảnh: Bảo tàng Hoàng gia Saskatchewan)

Anh Thư (Tổng hợp)