Loài kiến tìm đường trong sa mạc bằng cách nào?

(Dân trí) - Các cuộc thí nghiệm mới trong phòng thí nghiệm và quan sát ngoài thực địa đã khẳng định các nghiên cứu trước đây: loài kiến – đặc biệt là kiến sa mạc – có một hệ thống định vị nội bộ hết sức phức tạp.

Làm thế nào để các con vật định hướng trong một khung cảnh không có điểm gì đặc biệt giống như sa mạc? Để tìm hiểu điều này, các nhà nghiên cứu quyết định nghiên cứu một trong những hoa tiêu hiệu quả nhất trong thế giới tự nhiên – loài kiến sa mạc.

Tất cả các loài kiến sa mạc đều thuộc chi Cataglyphis. Có hàng chục loài kiến thuộc chi này. Các nhà nghiên cứu ở Đại học Freiburg, Đức đã kiểm tra hai con kiến sa mạc trên một chiếc guồng quay tròn được thiết kế để mô phỏng cuộc hành trình của chúng khi đi từ tổ tới các nơi có muối trên sa mạc và ngược lại.

Loài kiến tìm đường trong sa mạc bằng cách nào? - 1

Nhà nghiên cứu Matthias Wittlinger cho biết “Điều này cho chúng ta khả năng gần như không bị hạn chế để kiểm tra cơ chế và cơ sở về mặt thần kinh của sự định hướng và định vi không gian mô hình của loài vật mẫu này – trong phòng thí nghiệm. Chúng ta có thể đặt những con kiến trong một thế giới ảo và kết hợp những thay đổi nhất định để xem cách chúng phản ứng”.

Chiếc guồng quay này tương tự như một chiếc bánh xe dành cho chuột hamster, cho phép loài kiến đi bộ theo cách thông thường của chúng. Thiết kế giống như một phương diện này cho phép các chú kiến thay đổi phương hướng liên tục. Tốc độ và hướng đi của chúng được ghi lại bằng các cảm biến quang học.

Trước khi đặt các con kiến lên guồng quay, các nhà khoa học đã thử nghiệm cho chúng đi bộ vài mét từ tổ của chúng, ở cả bối cảnh trong phòng thí nghiệm và trên sa mạc tự nhiên. Dữ liệu cho thấy con kiến đã dùng các tuyến đường trực tiếp nhất để đến tổ của chúng nhờ các thông tin được lưu trữ khi ra ngoài tìm kiếm thức ăn.

Khi các con kiến đi trên quãng đường ngắn nhất để về tổ, hướng đi của nó trở nên ít trực tiếp hơn giống như nó đổi thành đi theo đường uốn khúc để tìm kiếm vị tí chính xác của tổ.

Khi cuộc hành trình trở nên xa hơn, hướng đi của nó sẽ trực tiếp hơn để trở về nhanh hơn, các con kiến cũng đi chậm lại khi chuyển sang chế độ tìm kiếm các đặc điểm ở gần tổ.

Các thử nghiệm trong phòng và quan sát thực tế đã khẳng định các nghiên cứu trước đó, cho rằng loài kiến – đặc biệt là kiến sa mạc – có một hệ thống định vị nội bộ hết sức phức tạp. Nghiên cứu cho thấy, loài kiến sa mạc đếm các bước đi của chúng trên hành trình ra ngoài, và kết hợp dùng vị trí mặt trời và một đồng hồ nội bộ để theo dõi sự thay đổi phương hướng dịch chuyển.

Các nhà khoa học đã công bố nghiên cứu này trên tạp chí sinh học Journal of Experimental Biology.

Anh Thư (Theo Upi)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm