Kỳ lạ đám mây hình mắt bò trên núi lửa La Palma đang phun trào
Bức ảnh chụp từ vệ tinh mới đây đã tiết lộ hình ảnh tuyệt đẹp của đám mây đồng tâm, giống như mắt bò, được hình thành bởi sự phun trào liên tục của núi lửa.
Núi lửa La Cumbre Vieja đã phun trào lần đầu tiên từ ngày 19/9 năm nay sau hơn 50 năm ngừng hoạt động. Vụ phun trào mới đây đã buộc hàng nghìn người dân địa phương phải sơ tán khi những dòng dung nham khổng lồ, thiêu cháy đất nông nghiệp, đường sá và nhà cửa ở phía tây nam của quần đảo Canary.
Giờ đây, các hình ảnh vệ tinh được chụp vào ngày 1/10 bằng Máy đo quang phổ hình ảnh có độ phân giải vừa phải (MODIS) trên vệ tinh Aqua của NASA cho thấy một đám mây hình mắt bò kỳ dị phía trên La Palma. Cùng với đó, đám phun trào của núi lửa - hỗn hợp của tro, khói, hơi nước và các khí núi lửa khác - và một sự xáo trộn hiếm gặp trong khí quyển đã dẫn đến vòng hình tròn.
Thông thường, ngọn núi lửa phun trào thẳng lên tầng bình lưu - tầng thứ hai của khí quyển, kéo dài từ khoảng 6 đến 19 km trên bề mặt Trái đất đến 50 km, tạo thành một cột cao chót vót mây và tro bụi.
Tuy nhiên, một hiện tượng hiếm gặp được gọi là sự nghịch đảo nhiệt độ đã xảy ra. Theo Đài quan sát Trái đất, các chùm khí bị mắc kẹt cuối cùng đã tạo ra các vòng đồng tâm do các chuyển động tự nhiên và dòng chảy trong cường độ hoạt động của núi lửa, tạo ra một loại xung khí thải
Tên chính thức của loại hình thành mây đồng tâm này là sóng trọng lực. Tuy nhiên, sự hình thành này không liên quan gì đến lực hấp dẫn và hoàn toàn tách biệt với những gợn sóng trong không gian.
Mặc dù ban đầu các chuyên gia cho rằng vụ phun trào sẽ chỉ kéo dài vài ngày, nhưng La Cumbre Vieja vẫn tiếp tục phun dung nham và khí nhiều ngày sau đó.