1. Dòng sự kiện:
  2. Nghị quyết 57

“Giải mã” chiếc lưỡi - vũ khí săn mồi đầy uy lực của tắc kè

(Dân trí) - Không sở hữu một tốc độ chạy vượt trội, nọc độc hay bộ móng vuốt sắc nhọn nhưng tắc kè vẫn là một trong những sát thủ đáng gờm nhất của thế giới tự nhiên, bởi một khi con mồi đã lọt vào phạm vi tấn công của chúng, thì cơ hội trốn thoát gần như bằng "0".

Thứ vũ khí làm nên khả năng săn mồi tuyệt diệu của loài bò sát này chính là… chiếc lưỡi. Được cấu tạo từ 3 thành phần chính bao gồm: xương, cơ và mô đàn hồi, lưỡi của tắc kè có thể đạt vận tốc gần 100 km/h chỉ sau 1/100 giây, khi chúng ra đòn tấn công.

“Giải mã” chiếc lưỡi - vũ khí săn mồi đầy uy lực của tắc kè - Ảnh 1.

Về cơ chế hoạt động, khi con mồi đã vào tầm ngắm, các bó cơ ở lưỡi tắc kè sẽ co lại, nén lực lên bộ phận co dãn. Thời điểm năng lượng tích tụ đã đạt cực đại, cũng chính là lúc chiếc lưỡi phóng ra khỏi miệng, với độ dãn có thể lớn gấp đôi chiều dài cơ thể tắc kè và bắt trọn nạn nhân xấu số, một cách hết sức chính xác. Bên cạnh đó, phần đầu lưỡi còn có khả năng bám dính, từ đó gắn chặt vào mục tiêu và kéo nó vào miệng tắc kè.

“Giải mã” chiếc lưỡi - vũ khí săn mồi đầy uy lực của tắc kè - Ảnh 2.

Cơ chế hoạt động của lưỡi tắc kè cũng tương tự với việc chúng ta kéo căng dây cung và bắn tên. Được biết, trong tự nhiên, tắc kè không phải là loài duy nhất sở hữu khả năng này. Ví dụ gần gũi nhất chính là Kangaroo với cặp chân sau tạo ra những cú bật nhảy mạnh mẽ giúp chúng di chuyển.

Có thể kết luận rằng, chiếc lưỡi đầy uy lực và khả năng thay đổi màu da linh hoạt để ngụy trang, chính là bộ đôi hoàn hảo để biến tắc kè trở thành một sát thủ có hạng của thế giới động vật.

“Giải mã” chiếc lưỡi - vũ khí săn mồi đầy uy lực của tắc kè - Ảnh 3.

Cùng khám phá thêm về cách tắc kè săn mồi bằng chiếc lưỡi của mình trong video dưới đây:

“Giải mã” chiếc lưỡi - vũ khí săn mồi đầy uy lực của tắc kè


Thảo Vy

Theo Seeker