Can thiệp sớm là vô cùng quan trọng trong việc phục hồi ngôn ngữ đối với bệnh nhân nghe kém

(Dân trí) - Tại sự kiện “Thế giới phẳng dành cho người khiếm thính” diễn ra ở Hà Nội ngày 15/12, Giáo sư, Bác sĩ Goh BeeSee Cố vấn cấp cao Khoa Tai Mũi Họng và phẫu thuật đầu cổ Đại học Y Kebangsaan Malaysia (UKM) khẳng định, can thiệp sớm là vô cùng quan trọng trong việc phục hồi ngôn ngữ đối với bệnh nhân nghe kém.

Minh chứng cho vấn đề này, Giáo sư Goh BeeSee cho hay, trong một nghiên cứu mới đây của UKM đối với 126 bệnh nhân điếc nặng sâu can thiệp bằng cấy địa ốc tai và bệnh nhân duy trì học phục hồi chức năng ít nhất là 3 năm sau khi cấy cho thấy, có thể dự đoán khả năng giao tiếp sử dụng ngôn ngữ nói/ngôn ngữ nói kết hợp cử chỉ bằng cách dựa vào tuổi cấy ghép.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, dựa vào tuổi cấy ghép cũng có thể dự đoán được khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ lời nói hoặc ngôn ngữ bằng cử chỉ. Mỗi tháng tuổi cấy tăng lên, tỷ lệ có ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói kết hợp với cử chỉ thấp hơn 2,6%. Dựa vào tuổi cấy ghép cũng có thể dự đoán được khả năng trẻ đi học ở trường bình thường hay không. Mỗi tháng tuổi cấy tăng lên, khả năng trẻ có thể học trường bình thường sẽ giảm 3,3%.

Can thiệp sớm là vô cùng quan trọng trong việc phục hồi ngôn ngữ đối với bệnh nhân nghe kém - 1

“Việc điều trị thính giác bắt đầu với kích thích thần kinh, vì việc học nghe cũng chỉ có tác dụng tốt nhất nếu được thực hiện trong một khoảng thời gian phù hợp”, GS Goh BeeSee nói.

Các chuyên gia tham dự sự kiện cũng cho rằng, những năm đầu đời rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, do đó can thiệp càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán bị mất thính lực sẽ làm giảm thiểu sự chậm trễ phát triển của trẻ. Từ sinh đến ba tuổi là thời gian quan trọng để phát triển ngôn ngữ.

Nghiên cứu LOCHI (The LOCHI Study) do Các Phòng Thí nghiệm Âm học Quốc gia (National Acoustic Laboratories) tiến hành là nghiên cứu theo chiều dọc trên 468 trẻ em bị mất thính lực ở New South Wales, Queensland và Victoria. Kết quả cho thấy trẻ em bị mất thính lực ở độ tuổi nhỏ và nhận các dịch vụ can thiệp sớm có thể phát triển các kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, nhận thức và xã hội-cảm xúc tương tự như nghe các trẻ cùng tuổi.

“Trẻ em bị mất thính lực mức độ nặng và sâu mà được cấy ghép ốc tai trước 12 tháng tuổi, hoặc sử dụng máy trợ thính trước sáu tháng, có các kỹ năng ngôn ngữ phát triển hơn rõ rệt so với những trẻ nhận can thiệp muộn hơn”, các chuyên gia khuyến cáo.

Can thiệp sớm là vô cùng quan trọng trong việc phục hồi ngôn ngữ đối với bệnh nhân nghe kém - 2

Giáo sư, Bác sĩ Goh BeeSee Cố vấn cấp cao Khoa Tai Mũi Họng và phẫu thuật đầu cổ Đại học Y Kebangsaan Malaysia (UKM).

Giáo sư Goh BeeSee cũng đề nghị, các bác sĩ khi phát hiện hay nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị khiếm thính thì nên tư vấn cho gia đình trẻ đến với các cơ sở chuyên khoa để kiểm tra nhằm có đánh giá chính xác sớm.

“Mặc dù khiếm thính không phải là căn bệnh gây nguy hiểm chết người nhưng nó là một dạng khuyết tật thầm lặng và là loại giác quan duy nhất có thể chữa được. Nhưng chúng ta cùng cần phải đặt khiếm thính vào tình trạng khẩn cấp – “cấp cứu” bởi mọi sự can thiệp sớm sẽ giúp cho người khiếm thính sớm được ngăn chặn sự chậm trễ trong việc học tập và phát triển ngôn ngữ của cả cuộc đời”, Giáo sư Goh BeeSee nhấn mạnh.

Một vấn đề cũng được nêu ra tại sự kiện, với việc trẻ còn nhỏ thì việc cấy ghép ốc tai hoặc sử dụng máy trợ thính liệu có an toàn nhất là khi trẻ thời điểm này là rất hiếu động?

“Chúng ta không nên lo lắng điều này. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay thì việc cấy địa ốc tai hoặc sử dụng máy trợ thính vô cùng đơn giản. Có những thiết bị không dây kết nối với điện thoại tạo điều kiện cho bố mẹ có thể điều chỉnh thông số kỹ thuật mà không ảnh hưởng đến việc vui chơi của con. Trẻ mất thính lực từ nặng tới nặng sâu có thể được cấy ghép sớm nhất là 12 tháng tuổi (được FDA chấp thuận cho cấy đối với trẻ từ 1 tuổi, một số trung tâm cấy ghép trẻ dưới 12 tháng tuổi)”, Giáo sư Goh BeeSee nói.

Đồng quan điểm, bác sĩ Hoàng Hải Vân – người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thính học và thiết bị dành cho người khiếm thính chia sẻ: Thế giới phẳng cho người khiếm thính có nghĩa là với các công nghệ trợ thính hiện nay đều có thể giúp người sử dụng nghe rõ, hiệu quả kể cả trong tình huống phức tạp nhất.

Can thiệp sớm là vô cùng quan trọng trong việc phục hồi ngôn ngữ đối với bệnh nhân nghe kém - 3

Bác sĩ Hoàng Hải Vân chia sẻ tại hội thảo. 

Như các bạn đã biết, tính năng bộ xử lý âm thanh để người cấy điện cực ốc tai có chất lượng âm truyền thẳng đến dây thần kinh thính giác là vô cùng quan trọng. Nếu như trước đây, khi bắt đầu với các kết nối không dây với các thiết bị như điện thoại, tivi… hay nghe với khoảng cách từ xa 25m đã làm vang lừng thế giới với các phụ kiện tiện lợi thì ngày nay với công nghệ xử lý AT scan không những giúp nghe nét hơn mà còn có tính năng không dây để kết nối nhưng đã được giải phóng cho người nghe không cần bất kỳ phụ kiện nào.

“Với sự phát triển của công nghệ thì ngày nay người bị khiếm thính không phải quá lo lắng về các thiết bị cồng kềnh gây cảm giác khó chịu, mất tự tin. Mấu chốt là cần phải được phát hiện sớm thế để cấy ghép hoặc sử dụng máy trợ thính ngay nhằm ngăn chặn sự chậm trễ trong việc học tập và phát triển ngôn ngữ của cả cuộc đời”, bác sĩ Vân nói.

Nguyễn Hùng

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm