Biến đổi khí hậu có thể tồi tệ hơn chúng ta nghĩ

(Dân trí) - Một nghiên cứu mới cho thấy biển đã lạnh hơn nhiều so với chúng ta nghĩ trước đây, và điều đó chỉ ra rằng biến đổi khí hậu đang tiến triển ở mức chưa từng có. Sự nóng lên toàn cầu có thể còn tồi tệ hơn chúng ta nghĩ.

Biến đổi khí hậu có thể tồi tệ hơn chúng ta nghĩ

Nghiên cứu này bác bỏ cách mà các nhà nghiên cứu tính toán nhiệt độ nước biển từ trước đến nay, có nghĩa là chúng có thể tăng nhanh hơn so với những gì đã được biết.

Theo nghiên cứu mới, phương pháp luận được sử dụng rộng rãi để xác định nhiệt độ nước biển trong cộng đồng khoa học có thể dựa trên một sai lầm, và do đó sự hiểu biết của chúng ta về biến đổi khí hậu có thể sai sót cơ bản.

Các đại dương hàng trăm triệu năm trước đã lạnh hơn nhiều so với chúng ta nghĩ. Nếu vậy, điều đó có nghĩa là hiện tượng nóng lên toàn cầu chúng ta đang trải qua là chưa từng có trong vòng 100 triệu năm qua, và tệ hơn những gì chúng ta đã tính toán trước đây.

Biến đổi khí hậu có thể tồi tệ hơn chúng ta nghĩ - 1

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng 100 triệu năm trước, nhiệt độ dưới lòng đại dương và ở bề mặt của đại dương ở hai cực ấm hơn ngày nay khoảng 15 độ. Nhưng thực tế, nhiệt độ này có thể tương đối ổn định – khiến cho hiện tượng ấm lên toàn cầu mà chúng ta đang trải qua đáng báo động hơn.

Giảm phát thải khí nhà kính là không đủ để hạn chế sự ấm lên toàn cầu

Anders Meibom, Trưởng Phòng thí nghiệm Địa chất Sinh học của EPFL và Giáo sư tại Đại học Lausanne nói: "Nếu chúng tôi đúng, nghiên cứu của chúng tôi sẽ thách thức hàng thập kỷ nghiên cứu về cổ khí hậu.

Đại dương chiếm 70% trên hành tinh của chúng ta. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với khí hậu Trái đất. Biết khoảng nhiệt độ của chúng thay đổi theo thời gian địa chất là rất quan trọng nếu chúng ta muốn hiểu đầy đủ hơn về cách chúng diễn ra như thế nào và dự đoán hậu quả của biến đổi khí hậu gần đây một cách chính xác hơn.”

Trước đây, các nhà khoa học đã tính được nhiệt độ của các đại dương bằng cách dựa vào trùng lỗ, hóa thạch của các sinh vật biển nhỏ tìm thấy trong trầm tích ở đáy đại dương. Chúng hình thành các vỏ nhỏ và lấy ít hoặc nhiều đồng vị oxy hơn tùy thuộc vào mức độ ấm của nước, do đó, bằng cách nhìn vào hàm lượng oxy, họ có thể ước tính nhiệt độ đại dương.

Việc làm này đã khiến các nhà khoa học tin rằng nhiệt độ biển đã giảm xuống 15 độ trong 100 triệu năm qua.

Nhưng nghiên cứu mới cho thấy rằng lượng oxy trong những vỏ này không thực sự không đổi theo thời gian. Chúng có thể thay đổi và không để lại bất kỳ dấu vết hữu hình nào để cảnh báo cho các nhà khoa học về sự thay đổi đó.

Sylvain Bernard, một nhà nghiên cứu CNRS thuộc Viện Khoa học Khoáng sản, Vật lý Vật liệu và Trật tự hóa học ở Paris, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Những gì dường như là hóa thạch được bảo tồn hoàn hảo không phải là thực tế. Nghĩa là các ước tính nhiệt độ cổ là không chính xác”.

Các nhà khoa học đứng đằng sau nghiên cứu cho rằng sự mát mẻ rõ ràng của các đại dương thực sự chỉ là sự tác động của quá trình họ đã nhìn thấy. Sự thay đổi lượng oxy trong lớp vỏ không phản ánh sự thay đổi nhiệt độ - mà thực tế chỉ là hậu quả của lượng oxy nhìn thấy thay đổi theo thời gian.

Các nhà nghiên cứu Pháp và Thụy Sĩ đằng sau nghiên cứu này đã phải làm việc để tìm hiểu nhiệt độ thực sự là gì. Giáo sư Meibbom phát biểu "Để xem lại các nhiệt độ cổ của đại dương bây giờ, chúng tôi cần phải định lượng một cách cẩn thận sự tái cân bằng này, điều này đã bị bỏ qua trong một thời gian dài. Vì vậy, chúng tôi phải làm việc với các loại sinh vật biển khác để hiểu rõ những gì xảy ra trong trầm tích qua thời gian địa chất”.

Nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu Pháp từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS), Đại học Sorbonne và Đại học Strasbourg, và các nhà nghiên cứu Thụy Sĩ từ Học viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Lausanne (EPFL) và Đại học Lausanne.

Đào Hiền (Theo Independent)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm