Nghệ An: 55 ngày xử lý 653 xe quá tải

(Dân trí) - “Kết quả kiểm tra, xử lý vẫn chưa phản ánh đúng thực tế…”, đó là phát biểu của ông Huỳnh Thanh Điền - PCT UBND tỉnh tịch UBND tỉnh Nghệ An tại hội nghị Sở kết công tác kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh này.

Cân xe quá tải trọng tại Nghệ An 55 ngày chỉ xử lý được 653 xe.
Cân xe quá tải trọng tại Nghệ An 55 ngày chỉ xử lý được 653 xe.

Tước 645 giấy phép lái xe trong 55 ngày

Theo báo cáo của Sở GTVT Nghệ An, kể từ ngày 1/4 -25/5/2014 ra quân làm nhiệm vụ, lực lượng liên ngành tại Trạm Kiểm tra tải trọng số 15 Nghệ An đã dừng và kiểm tra 1.218 lượt phương tiện, phát hiện và xử lý 653 trường hợp xe quá tải, tước GPLX 645 trường hợp, buộc hạ tải 5.742 tấn hàng hóa các loại, phạt tiền trên 3,7 tỷ đồng.

Theo đánh giá, bình quân mỗi ngày trạm cân tiến hành kiểm tra 22 lượt phương tiện, trong đó có 11 phương tiện bị lập biên bản xử lý hành chính do chở quá tải trọng cho phép và buộc phải hạ tải, chiếm tỉ lệ 53%.

Cùng với việc duy trì hoạt động của trạm 24/24h trong ngày và 7 ngày trong tuần, đoàn kiểm tra lưu động tổ chức tuần lưu kiểm tra, xử lý các xe đi đường vòng trốn trạm, né trạm với tổng số 120 trường hợp. Sở GTVT Nghệ An trực tiếp phân công một Phó Giám đốc Sở thường xuyên kiểm tra, giám sát theo dõi hoạt động của trạm. Đồng thời, chỉ đạo Trạm cập nhật số liệu báo cáo kết quả thực hiện vào 16h30 hằng ngày cho Giám đốc Sở và Tổng cục đường bộ.
Hội nghị tiếp tục triển khai đợt 2 sẽ 24/24h trong thời gian tới.
Hội nghị tiếp tục triển khai đợt 2 sẽ 24/24h trong thời gian tới.

Tại hội nghị, đại diện Sở GTVT Nghệ An cũng nêu lên những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai hoạt động của trạm cân như: thiếu nhân lực, chưa được cấp kinh phí để phí duy trì trạm, kinh phí đầu tư xây dựng bãi hạ tải, vị trí đặt bàn cân, kinh phí mua sắm công cụ hỗ trợ và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, nhân viên làm đêm. Ngoài ra, chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc xử lý xe dừng đỗ 2 đầu trạm, xe đi đường vòng né trạm, các đối tượng giả cò mồi để lừa tiền lái xe.

Ông Huỳnh Thanh Điền - PCT UBND tỉnh Nghệ An cho biết: Với sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng, đến nay tỷ lệ phương tiện vi phạm lỗi chở hàng quá tải đã giảm đáng kể. Một số doanh nghiệp, chủ phương tiện sau khi bị xử lý vi phạm đã nhận thức được hành vi vi phạm, tự giác hạ tải và cắt bỏ phần thùng xe cơi nới và không chở quá khổ quá tải. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra, xử lý vẫn chưa phản ánh đúng thực tế.


“Tồn tại lớn nhất, thấy rõ nhất chính là xe quá tải vẫn chạy nhiều trên quốc lộ 1. Suốt gần 2 tháng chỉ xử lý được hơn 650 trường hợp, liệu lực lượng đã làm hết khả năng chưa? đã kiểm soát được 24/24h chưa như đã nói chưa?” - ông Điền phân vân.

Về vấn đề này Đại tá Lữ Văn Tường - Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cũng thừa nhận hiện tượng xe quá tải lưu thông trên QL1A vẫn còn nhiều. Trách nhiệm chắc chắn thuốc về lực lượng CSGT - lực lượng nhận nòng cốt thường xuyên tuần tra trên tuyến. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng CSGT tỉnh cũng đã rất nỗ lực cố gắng. Ngoài việc cử lực lượng tham gia trạm KTTT liên ngành, lực lượng CSGT vẫn duy trì đều đặn các trạm tuần tra kiểm soát làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm giao thông, trong đó có lỗi liên quan đến xe quá tải, quá khổ.
Hội nghị tiếp tục triển khai đợt 2 sẽ 24/24h trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Sở GTVT Nghệ An, kể từ ngày 1/4 -25/5/2014 đã dừng và kiểm tra 1.218 lượt phương tiện, phát hiện và xử lý 653 trường hợp xe quá tải, tước GPLX 645 trường hợp, buộc hạ tải 5.742 tấn hàng hóa các loại, phạt tiền trên 3,7 tỷ đồng.

Theo thống kê của Phòng CSGT Công an tỉnh Nghệ An: Từ 16/11 - 30/4/2014, mặc dù không có cân (do 2 cân xách tay bị hỏng đã lâu) nhưng lực lượng CSGT trên tuyến vẫn xử lý được 3.636 trường hợp xe quá khổ, quá trải, trong đó, có 2.488 trường hợp chở hàng quá tải bị xử lý. thông qua việc thuê cân tải trọng của doanh nghiệp. Thậm chí, kết quả kiểm tra xử lý xe quá tải, quá khổ còn được xem như một trong những tiêu chí bình xét thi đua giữa các đội trạm thuộc Phòng.

Về phía ngành giao thông, ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT Nghệ An cũng khẳng định: không phải ngành giao thông không quyết tâm kiểm soát tải trọng. Ngay khi Chính phủ, liên Bộ GTVT - Công an có chủ trương, Sở đã chủ động tham mưu UBND tỉnh thành lập tổ liên ngành làm nhiệm vụ tuần tra lưu động trên tuyến xử lý xe quá tải.

Đến cuối tháng 3/2014, khi cả nước chuẩn bị ra quân tổng kiểm soát tải trọng, Sở chỉ đạo Thanh tra giao thông tự ứng kinh phí cải tạo bãi hạ tải, vị trí đặt bàn cân để triển khai cân. Tại Nghệ An cũng đã được Chính phủ biểu dương vì đã triển khai đồng bộ, nghiêm túc công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ. Tuy nhiên khó khăn nhất hiện nay chính là vấn đề nhân sự phục vụ trạm cân. Hiện toàn lực lượng thanh tra Sở chỉ có 27 cán bộ biên chế, trong khi để duy trì trạm cân 3 ca liên tục cần tới 12 thanh tra viên. Vì vậy, đề nghị tỉnh xem xét cho phép Sở tuyển dụng thêm thanh tra viên dưới hình thức hợp đồng có kỳ hạn.

Phát hiện tiêu cực sẽ xử lý nghiêm

Hội nghị cũng cho rằng thời gian tới đây tiếp tục duy trì trạm cân hoạt động 24/24h, bổ sung nhân lực, chế độ đãi ngộ cho các cán bộ đang làm việc tại trạm, tăng cường kiểm soát tại trọng từ gốc. Đồng thời, cương quyết xử lý hiện tượng bảo kê, cò mồi dẫn dắt, tiêu cực trong lực lượng chức năng.

“Nếu có người dân hay cơ quan báo chí nào cung cấp được tư liệu, hình ảnh chứng minh cán bộ Sở, Thanh tra Sở tiêu cực, nhũng nhiễu thì tôi sẵn sàng mua lại bằng 1 năm lương của Giám đốc Sở để xử lý”, ông Nguyễn Hồng Kỳ thẳng thắn.
Hội nghị tiếp tục triển khai đợt 2 sẽ 24/24h trong thời gian tới.
Sau gần 2 tháng vào cuộc, đến nay có 645 trường hợp bị tước GPLX, buộc hạ tải 5.742 tấn hàng hóa các loại, phạt tiền trên 3,7 tỷ đồng.

Cùng quan điểm trên, Thượng tá Cao Minh Phượng - Trưởng Phòng CSGT CA tỉnh Nghệ An khẳng định: “Đối với lực lượng CSGT, chúng tôi luôn coi đây là một cuộc chiến không khoan nhượng. Nếu có bằng chứng cụ thể về việc “bảo kê” hay làm ngơ vi phạm, chúng tôi sẽ sử lý nghiêm theo quy định của ngành”.

Để nâng cao hiệu quả kiểm soát xe quá tải trong địa bản tỉnh Nghệ An, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Điền nhấn mạnh: Thời gian tới, cùng với 2 lực lượng chủ công là công an và ngành giao thông, các cấp ngành, chính quyền các địa phương cũng phải đồng loạt vào cuộc, quyết tâm lập lại mặt bằng vận tải, không để tiếp diễn tình trạng một nhóm người được lợi mà cả xã hội phải chịu hậu quả.

Giao cho Sở GTVT chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, Chi cục QLĐB tổ chức rà soát lập kế hoạch bổ sung hệ thống biển giới hạn tải trọng trên các tuyến đường chính yếu; Sở GTVT, Phòng CSGT nghiên cứu, đề xuất về số lượng cân xách tay cần trang bị để phục vụ kiểm soát tải trọng trên tuyến.

UBND tỉnh sẽ xem xét và cấp kinh phí. Ngoài ra, đề nghị Công an tỉnh cử lực lượng chuyên ngành làm rõ vấn đề tiêu cực, cò mồi, bảo kê tại trạm”.

Nguyễn Phê