Quảng Trị:

Xót xa cảnh dạy học trong túp lều cũ nát

(Dân trí) - Cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học tạm bợ, xuống cấp, nhiều nơi các cháu mầm non và học sinh tiểu học phải học tập trong túp lều tranh tre, cũ nát. Đó là thực trạng đáng buồn nhưng đang diễn ra tại nhiều địa phương thuộc tỉnh Quảng Trị.

Trong nhiều chuyến công tác lên với các bản vùng xa của hai huyện Hướng Hóa và Đakrông thuộc tỉnh Quảng Trị, chúng tôi thật xót xa khi chứng kiến cảnh các em học sinh phải sinh hoạt và học tập trong môi trường thiếu thốn đủ bề. Đặc biệt, tại các bản xa trung tâm, việc đi lại của các em vô cùng khó khăn, nhất là về mùa mưa. Để duy trì con chữ cho các em, các trường buộc phải cắt cử giáo viên vào tận nơi cắm bản dạy học.

Xót xa cảnh dạy học trong túp lều cũ nát

Điểm trường Mầm non Măng Sông (xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị) được dựng trên một bãi đất trống. Vật liệu để dựng nên điểm trường này chủ yếu làm bằng tre, nứa, tấm lợp xin lại của người dân địa phương. Ngôi trường chẳng khác gì một “túp lều”, bốn bề thưng cửa tạm bợ nhưng là nơi sinh hoạt và học tập của một giáo viên và trên 30 trẻ.

Trường nằm giữa bãi đất trống, cách xa nhà dân

Trường nằm giữa bãi đất trống, cách xa nhà dân
Trường nằm giữa bãi đất trống, cách xa nhà dân.

Là người có thâm niên nhiều năm cắm bản, cô giáo Nguyễn Thị Lợi, phụ trách lớp mầm non ở Măng Sông, thấy trăn trở khi các cháu phải học tập trong điều kiện hết sức thiếu thốn như vậy. Mùa mưa đang đến, cô trò chưa biết phải di chuyển đi đâu vì trường được tận dụng nên đã cũ nát, chỉ một trận mưa nhỏ cũng bị thấm nước vào trong. Bên cạnh đó, dù mới làm được 2 tháng nhưng do tre, nứa làm nên các vách còn non nên đã bị mối, mọt tấn công.

Trường nằm giữa bãi đất trống, cách xa nhà dân
Để các cháu được học chữ, cô Lợi phải đứng ra vận động người dân và quyên góp vật liệu để dựng trường.

Cô Lợi cho hay, trước đây cũng có ngôi nhà khác làm bằng tre nhưng đã hư hỏng hết nên đầu năm học 2014 - 2015, các phụ huynh và cô góp công sức, vật liệu, dụng cụ để dựng nên lớp học này. Các vật liệu như tre, mái fi-bờ-rô thì do phụ huynh và cô đóng góp, còn xi măng thì xin lại từ các nhà thầu. Hiện điểm trường này có 32 cháu, cũng vì điều kiện xa xôi nên cô, trò phải “đồng cam, cộng khổ”, chấp nhận khó khăn để dạy và học chữ.

Phần vách đã bị mối, mọt tấn công
Phần vách đã bị mối, mọt tấn công.

Thiếu lớp học kiên cố cũng là tình trạng phổ biến tại nhiều địa phương thuộc huyện Đakrông, hiện có đến 300 phòng học tạm và mượn. Bên cạnh việc thiếu phòng học, phòng học xuống cấp, còn thiếu nhà công vụ, nhà ở cho giáo viên, trang thiết bị dạy học.

Phần vách đã bị mối, mọt tấn công
Vì trách nhiệm và cái tâm với học trò các thầy, cô đã vượt qua khó khăn để lưu lại dạy chữ cho các em.

Cô giáo Nguyễn Thị Hai, giáo viên tại điểm trường Ba Ngày (xã Tà Long, huyện Đakrông) cho biết: “Trường học thì do người dân địa phương giúp đỡ dựng nên để các cháu có điều kiện học tập, và còn khá tạm bợ. Thế nhưng, dù điều kiện khó khăn, chúng tôi sẽ quyết tâm bám bản để truyền dạy kiến thức đến các em”. 

Trao đổi với chúng tôi, cô Nguyễn Thị Thu Hiền, Hiệu trưởng Trường mầm non Ba Tầng cho biết, ngoài điểm trường chính ở trung tâm còn có thêm 7 điểm trường tại các bản. Tuy nhiên, phần lớn phải đi mượn nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc trường phổ thông để dạy học.

Phòng học trống hoác, không đủ sức che mưa
Phòng học trống hoác, không đủ sức che mưa.

Các bản gần như: Xa Rô, Loa 1, Loa 2,…thì các cháu đi học tiện hơn. Riêng điểm trường Măng Sông cách xa trung tâm gần chục km và vẫn còn tạm bợ, các cháu phải học trong túp lều rách nát do phụ hunh và cô giáo dựng tạm. Về mùa mưa, cả cô lẫn trò đều nơp nớp vì ẩm ướt.

Trong những năm gần đây, cơ sở vật chất trường, lớp mặc dù đã được đầu tư xây dựng, nhưng vẫn còn thiếu thốn rất nhiều. Đặc biệt, ở các bản vùng sâu, vùng xa, các em đang phải học trong những ngôi trường tạm bợ đã phần nào ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng dạy và học.

Đăng Đức
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm