Vòng xoáy “khủng hoảng văn hóa” của du học sinh Trung Quốc
(Dân trí) - Nhiều du học sinh Trung Quốc trong quá trình cố gắng hòa nhập vào cuộc sống trường học Mỹ đã vấp phải những khó khăn về sự khác biệt văn hóa. Họ thực sự bối rối với những khối tính cách luôn chồng chéo mâu thuẫn trong chính bản thân họ.
Ba tháng nghỉ hè là một cơ hội tuyệt vời để gắn kết lại với quê hương nhưng họ luôn cảm thấy họ phải hành động một cách khác biệt khi trở về nhà.
Ma Zhihan (trái), sinh viên ĐH Princeton, và cha mẹ cô thư giãn trên khuôn viên trường
Còn Hồng, 20 tuổi, đang bắt đầu năm thứ hai tại ĐH Gettysburg, giờ cậu cảm thấy đã là một phần của xã hội Mỹ.
Các chuyến bay từ Trung Quốc sang Mỹ là khoảng thời gian để Hồng chuẩn bị thay đổi tâm thế của mình. Cậu là thành viên của hai xã hội rất khác nhau và cậu phải chấp nhận những thay đổi đáng kể khi di chuyển giữa vùng văn hóa này sang vùng văn hóa khác.
Hồng quyết định học tập tại Mỹ sau khi một nhóm học sinh trung học đến từ trường Hotchkiss, nằm ở vùng núi phía tây bắc Connecticut Mỹ) đến thăm trường trung học của Hồng, Bắc Kinh No4.
"Các học sinh Mỹ mô tả về khuôn viên trường trung học của họ, rằng nó có một hồ nước, một sân golf… đó là nơi tôi muốn đến", Hồng nói. "Tôi đã may mắn khi trường Hotchkiss tìm cho tôi một nguồn học bổng, vì vậy tôi đã không phải trả tiền học".
Học phí nội trú cho trường ĐH, CĐ ở Mỹ là khoảng từ 30,000$ đến 50,000$ một năm. "Cha tôi lái xe taxi và mẹ tôi là một kế toán. Không có cách nào họ có đủ khoản tiền này".
Nhưng học phí không phải là sự khác biệt duy nhất giữa hệ thống giáo dục Mỹ và Trung Quốc.
Xã hội Trung Quốc có truyền thống sinh viên luôn được tập trung cao vào việc học, rất ít thời gian nghỉ. Tuy nhiên ở Mỹ, sinh viên đại học được khuyến khích tòi khám phá và luôn có một lượng lớn thời gian nghỉ.
"Hầu hết những người bạn Mỹ của tôi uống rượu khá thường xuyên, ngay cả trong năm học, trong khi người bạn Trung Quốc của tôi hiếm khi uống rượu, ngay cả trong thời kỳ nghỉ hè", Trương cho biết thêm.
Trương không học trung học ở Trung Quốc, mà học ở một trường nội trú ở Mỹ. Điều này làm cho "tính cách Mỹ" áp đảo trong cô.
Cô nhận ra nét áp đảo của cá tính Mỹ trong mình và sự khác biệt giữa cá tính Trung Quốc và cá tính Mỹ rõ nhất khi tụ tập bạn bè từ trường tiểu học Trung Quốc, với bạn bè từ các trường trung học Mỹ hoặc đại học Mỹ của cô. "Họ không thể giao tiếp với nhau, và có quan điểm sống rất khác nhau", cô nhận xét.
Trương chưa chắc chắn về tương lai sự nghiệp của mình, nhưng cô đã lên kế hoạch để tận dụng mở rộng vốn kiến thức của mình về cả Trung Quốc và Mỹ.
Riêng Hồng, cậu muốn làm về ngoại thương ở Mỹ, nhưng mối quan tâm chính của cậu, cũng như nhiều sinh viên Trung Quốc khác và không giống hầu hết các sinh viên người Mỹ, là giúp đỡ tài chính cho bố mẹ của mình càng sớm càng tốt.
Mong muốn để giúp gia đình là một đặc tính rất Trung Quốc, không thường xuyên thấy ở các sinh viên Mỹ và nó cho thấy con người Hồng với hai tính cách chồng chéo lên nhau.
Mệt mỏi với sự chồng chéo mâu thuẫn, cậu dành phần lớn thời gian rỗi của mình ở cả hai nước để đến phòng tập thể dục và chơi bóng rổ. Cậu hy vọng cách đó có thể khỏa lấp sự khác biệt đang ngày càng được đào sâu giữa hai giữa hai tính cách trong bản thân mình.
Dù vậy, Hồng cố gắng bao nhiêu thì cậu vẫn không bao giờ có thể thống nhất được khối mâu thuẫn trong cậu. Và Hồng buộc chấp nhận rằng tính cách thực sự của cậu, là sự kết hợp của hai tính cách Trung Quốc và Mỹ. Điều này luôn tạo ra những thách thức, khó khăn cho chính bản thân cậu trong việc hòa nhập với cuộc sống ở cả hai nơi.
Tuy nhiên, cả Hồng và Trương đều không hối tiếc vì đã đi Mỹ để học tập nghiên cứu. Họ biết ơn những cơ hội đã tạo điều kiện để họ hiểu sâu sắc hơn về cả hai xã hội.
Anh Thư
Theo China Daily