Vai trò của giáo dục trực tuyến trong nền giáo dục hiện đại

Hội nghị “Khoa học - Kỹ thuật - Công nghệ - Toán học” STEMCON 2017 đã xác định giáo dục trực tuyến là tương lai nền giáo dục hiện đại, là trọng tâm trong mô hình giáo dục số, cũng là phương pháp để tăng về cả chất lượng cũng như số lượng các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp trong tương lai.

Hội nghị cũng diễn ra các phiên thảo luận khác xung quanh nội dung về “Đổi mới phát triển giáo dục ở Việt Nam”.

Đây là lần thứ 5 STEMCON được tổ chức tại Việt Nam. STEMCON thuộc Chương trình Liên minh hợp tác Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuật (HEEAP) do Đại học ASU (Arizona State University), tập đoàn Intel, và nguồn tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ đồng sáng lập. Chủ đề của hội nghị năm nay là “Thúc đẩy sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam: Tạo cảm hứng cho sinh viên, nhà sáng chế, nhà giáo dục và các doanh nhân để cùng đổi mới”. Hội nghị có sự tham gia của Thứ trường Bộ Khoa học Công nghệ - Trần Văn Tùng cùng đại diện Văn phòng chính phủ, Bộ Giáo dục, đại diện các trường đại học hàng đầu cả nước về kỹ thuật, cùng nhiều doanh nghiệp.


STEMCON có sự tham gia của hơn 300 chuyên gia, đại diện các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức.

STEMCON có sự tham gia của hơn 300 chuyên gia, đại diện các trường đại học, doanh nghiệp, tổ chức.

Trong 6 năm từ năm 2010-2016, HEEAP được triển khai với tổng số tiền đầu tư vào các hoạt động đổi mới giáo dục đại học và cao đẳng tại Việt Nam, cùng với nguồn đóng góp thêm từ các đối tác là 25,2 triệu USD, hơn 6000 giảng viên và sinh viên tham gia vào các hoạt động hợp tác đào tạo do HEEAP tổ chức. HEEAP đã góp phần không nhỏ vào việc tạo ra một môi trường giáo dục chất lượng cao cho nhiều trường đại học, cao đẳng lớn tại Việt Nam.

Trong phần thảo luận mở màn hội nghị, một trong những chủ đề nổi bật của STEMCON năm nay xác định giáo dục trực tuyến là tương lai nền giáo dục hiện đại, cũng là phương pháp để tăng về cả chất lượng cũng như số lượng các sinh viên Việt Nam tốt nghiệp trong tương lai. TS.Đặng Mỹ Châu – người sáng lập và phát triển Topica tại thị trường Philippines và Singapore, một trong những người góp sức đưa công nghệ giáo dục trực tuyến của Việt Nam lần đầu tiên xuất khẩu ra quốc tế đã có những chia sẻ tâm huyết về quá trình xây dựng cũng như thay đổi nền giáo dục truyền thống của Việt Nam bằng phương pháp học trực tuyến hiện đại. Với hàng chục ngàn sinh viên đang theo học và 6.300 cựu sinh viên tốt nghiệp các chương trình cử nhân trên khắp cả nước Topica đã chứng minh được hiệu quả rõ rệt từ phương pháp học trực tuyến. 97% sinh viên tốt nghiệp chương trình có việc làm phù hợp, 34% tìm được việc ưng ý, 16,1% tăng lương gấp rưỡi mặt bằng xã hội.


Tiến sĩ Đặng Mỹ Châu, đại diện cho Topica chia sẻ quá trình phát triển giáo dục trực tuyến ở Việt Nam.

Tiến sĩ Đặng Mỹ Châu, đại diện cho Topica chia sẻ quá trình phát triển giáo dục trực tuyến ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng xác định đổi mới giáo dục để phát triển cần tập trung đổi mới từ phương pháp. Giáo dục trực tuyến tại Việt Nam đang tạo ra những thay đổi mạnh mẽ, học tập trực tuyến qua các thiết bị kết nối internet như máy tính, điện thoại, máy tính bảng đem đến nhiều hiệu quả tích cực. Là một trong những đơn vị đi đầu tại Việt Nam trong triển khai công nghệ giáo dục trực tuyến, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica được các chuyên gia giáo dục tại Hội nghị đánh giá cao. 2 trong số các sản phẩm giáo dục của Topica là Topica Uni (học đại học trực tuyến), Topica Native (luyện nói Tiếng Anh trực tuyến) đang cung cấp kiến thức và kỹ năng cho hàng chục nghìn học viên tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines.


Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Trần Văn Tùng tham quan gian trưng bày của Topica.

Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Trần Văn Tùng tham quan gian trưng bày của Topica.

STEMCON diễn ra trong 2 ngày 1/3 và 2/3 với nhiều phiên thảo luận về các chủ đề xoay quanh đổi mới sáng tạo, phát triển giáo dục, cũng như gian trưng bày các sản phẩm công nghệ – kỹ thuật nổi bật của các đơn vị tham gia. Hội nghị được kỳ vọng sẽ giúp các trường đại học Việt Nam đẩy mạnh về đào tạo khoa học công nghệ, kỹ thuật, toán học và phát triển những phương pháp giáo dục mới có hiệu quả trong tương lai.