Triển lãm “phao thi” tại Nga hút khách thăm quan
Triển lãm “phao thi” tại thành phố Yekaterinburg của Nga đang phá vỡ mọi kỷ lục về lượng khách đến thăm quan. Học sinh và sinh viên đến xem với mục đích thiết thực là chia sẻ kinh nghiệm và tìm hiểu về “sản phẩm” mới.
Giáo viên đại học và phổ thông đến xem để chống gian lận trong thi cử và bám sát các “phát minh” mới nhất của sinh viên. Những người dân Urals thì đến đây vì tò mò và hoài cổ bởi ai cũng từng có một thời hồi hộp đi thi.
Triển lãm được mở tại trung tâm mua sắm ở Yekaterinburg trên đang giới thiệu hơn một trăm năm mươi cách gian lận thi cử. Tất cả hiện vật triển lãm đều là “hàng xịn” của các học sinh, sinh viên sau khi họ sử dụng chúng thành công tại các kỳ thi trong những năm khác nhau.
Được quan tâm nhất là loại “phao vô hình,” viết bằng loại chữ li ti rồi dùng nước in lên băng dính trong suốt. Phái đẹp có những phương pháp độc đáo để quay cóp, đó là giấu “phao” dưới móng tay giả. Bằng cách này, họ đưa tài liệu vào phòng thi và sử dụng dễ dàng. Những cái “phao” tí hon được dán bằng keo ở bên trong móng và khi cần thì được gỡ ra”.
Một phát minh khác là dùng đồ chơi máy bay trực thăng điều khiển vô tuyến để đưa tài liệu vào phòng thi. Khi giáo viên ra khỏi phòng, trực thăng đưa “phao” cho tất cả những ai cần đến tài liệu.
Theo ông Ivan Kolotovkin, cách thức gian lận thi cử thì thời nào cũng có. Ngày nay, thông tin thường nạp vào điện thoại di động hoặc iPad nhưng các loại phao truyền thống vẫn phổ biến: phao viết bằng tay bằng chữ cực nhỏ và gấp lại như chiếc đàn gió. Triển lãm giới thiệu những loại “phao” tương tự được dùng từ những năm 1960.
“Phao” không phải là phát minh hoàn toàn của thí sinh Nga. Triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng truyền thông Frankfurt đã trình bày một nghìn loại phao từ khắp nơi trên thế giới được tạo ra bởi sinh viên trong hàng trăm năm qua. Trong số các hiện vật khác thường nhất có phao đặc biệt trên nhãn chai “Fanta.”
“Phát minh tuyệt vời” này là của một cậu học sinh Đức say mê môn hóa học. Cậu đã nhỏ giọt nước lên nhãn chai nước ngọt để công thức cần thiết cho bài thi hiện lên. Theo người phụ trách Matthias Resa, khoảng 20% sinh viên ở Đức dùng tài liệu khi thi cử và chỉ có 1/5 số người trong đó bị phát hiện.
Tuy “phao” thường được gắn với tầng lớp sinh viên, những người ở các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau cũng sử dụng chúng. Có một trường hợp kỳ lạ đã xảy ra vào năm 2006.
Trong trận tứ kết với đội Argentina tại giải vô địch thế giới, hàng triệu người xem trên thế giới đã chứng kiến thủ môn Jens Lehmann của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đã dùng “phao.”
Trước những cú tấn công của đội Argentina, Lehmann đã trong moi trong vớ ra mẩu giấy viết bằng bút chì dài chừng 9-10 inch và sau khi đọc xong lại cất vào chỗ cũ. Về sau mới biết Lehmann đọc trên “phao” lời mách nước của huấn luyện viên chỉ cách các cầu thủ hàng đầu Argentina thường tấn công vào phần nào của khung thành trong cú sút phạt đền.
Triển lãm được mở tại trung tâm mua sắm ở Yekaterinburg trên đang giới thiệu hơn một trăm năm mươi cách gian lận thi cử. Tất cả hiện vật triển lãm đều là “hàng xịn” của các học sinh, sinh viên sau khi họ sử dụng chúng thành công tại các kỳ thi trong những năm khác nhau.
Được quan tâm nhất là loại “phao vô hình,” viết bằng loại chữ li ti rồi dùng nước in lên băng dính trong suốt. Phái đẹp có những phương pháp độc đáo để quay cóp, đó là giấu “phao” dưới móng tay giả. Bằng cách này, họ đưa tài liệu vào phòng thi và sử dụng dễ dàng. Những cái “phao” tí hon được dán bằng keo ở bên trong móng và khi cần thì được gỡ ra”.
Một phát minh khác là dùng đồ chơi máy bay trực thăng điều khiển vô tuyến để đưa tài liệu vào phòng thi. Khi giáo viên ra khỏi phòng, trực thăng đưa “phao” cho tất cả những ai cần đến tài liệu.
Theo ông Ivan Kolotovkin, cách thức gian lận thi cử thì thời nào cũng có. Ngày nay, thông tin thường nạp vào điện thoại di động hoặc iPad nhưng các loại phao truyền thống vẫn phổ biến: phao viết bằng tay bằng chữ cực nhỏ và gấp lại như chiếc đàn gió. Triển lãm giới thiệu những loại “phao” tương tự được dùng từ những năm 1960.
“Phao” không phải là phát minh hoàn toàn của thí sinh Nga. Triển lãm được tổ chức tại Bảo tàng truyền thông Frankfurt đã trình bày một nghìn loại phao từ khắp nơi trên thế giới được tạo ra bởi sinh viên trong hàng trăm năm qua. Trong số các hiện vật khác thường nhất có phao đặc biệt trên nhãn chai “Fanta.”
“Phát minh tuyệt vời” này là của một cậu học sinh Đức say mê môn hóa học. Cậu đã nhỏ giọt nước lên nhãn chai nước ngọt để công thức cần thiết cho bài thi hiện lên. Theo người phụ trách Matthias Resa, khoảng 20% sinh viên ở Đức dùng tài liệu khi thi cử và chỉ có 1/5 số người trong đó bị phát hiện.
Tuy “phao” thường được gắn với tầng lớp sinh viên, những người ở các độ tuổi và nghề nghiệp khác nhau cũng sử dụng chúng. Có một trường hợp kỳ lạ đã xảy ra vào năm 2006.
Trong trận tứ kết với đội Argentina tại giải vô địch thế giới, hàng triệu người xem trên thế giới đã chứng kiến thủ môn Jens Lehmann của đội tuyển bóng đá quốc gia Đức đã dùng “phao.”
Trước những cú tấn công của đội Argentina, Lehmann đã trong moi trong vớ ra mẩu giấy viết bằng bút chì dài chừng 9-10 inch và sau khi đọc xong lại cất vào chỗ cũ. Về sau mới biết Lehmann đọc trên “phao” lời mách nước của huấn luyện viên chỉ cách các cầu thủ hàng đầu Argentina thường tấn công vào phần nào của khung thành trong cú sút phạt đền.
Theo Vietnam+