Trẻ nên được tiếp xúc với Toán càng sớm càng tốt
Công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc học Toán và sự phát triển chức năng não ở trẻ nhỏ của Trường Đại học Missouri (Mỹ) vừa công bố cho thấy nếu trẻ được tiếp xúc với con số, khoảng cách, hình dạng… càng sớm thì càng có lợi cho chức năng não về sau.
Công trình nghiên cứu nói trên được các nhà khoa học thực hiện qua việc kiểm tra và theo dõi một nhóm học sinh (HS) từ khi các em bắt đầu học mẫu giáo đến trung học.
Tiến sĩ Tiến sĩ David Geary, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết, các em yếu về Toán nhất cũng chính là những em có ý thức về con số kém nhất ngay từ khi còn học lớp một và sẽ khó lòng theo kịp các bạn đồng trang lứa khi trưởng thành.
Cùng quan tâm về vấn đề này, nhà khoa học Mann Koepke tại Viện Sức khỏe Quốc gia Anh, cũng có nhận định tương tự: "Các bậc phụ huynh nên nói chuyện với trẻ về số lượng, con số, khoảng cách, hình dạng càng sớm càng tốt. Điều này có lợi cho chức năng não của trẻ".
Nhận thấy tầm quan trọng của Toán học đối với sự phát triển tư duy của trẻ nhỏ, Giáo sư Larry Martinek, giảng viên xuất sắc của bang California, Hoa Kỳ đã dành toàn bộ sự nghiệp của mình để tìm ra phương pháp dạy và học toán tốt nhất dành cho trẻ em - gọi là phương pháp Mathnasium. Sau 35 năm cải tiến và phát triển, chương trình Toán tư duy Mathnasium đã được triển khai giảng dạy rộng rãi tại 400 hệ thống trung tâm lớn tại Mỹ và 20 quốc gia khác trên thế giới.
Phương pháp Mathnasium khơi dậy niềm đam mê Toán học của trẻ
Dựa trên nghiên cứu tâm lý tuổi nhỏ, giáo sư Larry Martinek đã đưa ra triết lý cho phương pháp Mathnasium: “Trẻ em không ghét môn Toán, trẻ em chỉ ghét sự rối rắm và sợ hãi khi không hiểu bài. Sự thấu hiểu sẽ đem đến niềm vui và sự vui thích, niềm vui và sự vui thích sẽ mang đến sự tiến bộ, sự tự tin....và từ đó kho tàng trí thức sẽ được mở ra”.
Vậy điều gì đã tạo nên điều đó?
Trước hết, phương pháp Mathnasium hướng đến kích thích khả năng suy nghĩ logic, sáng tạo, giúp các em học sinh (HS) hiểu rõ cách đặt vấn đề của bài toán, biết cách tiếp cận vấn đề và giải toán. Khác với phương pháp học Toán thông thường chỉ tập trung vào Toán viết, Mathnasium kết hợp 5 kỹ thuật giảng dạy khác nhau gồm: tư duy, diễn đạt bằng ngôn từ, quan sát hình ảnh trực quan, sử dụng giáo cụ và toán viết. Sự phối hợp của 5 kỹ thuật giúp các em tiếp thu và học toán tốt hơn.
Cô Nguyễn Ngọc Bảo Châu, giáo viên trung tâm Mathnasium cho biết: “Các em học mà như chơi với những bộ giáo cụ phong phú. Khi hiểu bản chất của bài toán, các em sẽ thấy thích thú vì có thể áp dụng bài toán đó trong thực tế cuộc sống”.
Cũng theo một số nghiên cứu về giáo dục, HS sẽ học tốt hơn thông qua hình ảnh, nhất là khi được cầm, nắm, cảm nhận sự việc bằng tay.
Điểm đặc biệt nữa của phương pháp Mathnasium là phương pháp giảng dạy cá nhân hóa, giúp HS học theo đúng khả năng và kiến thức của bản thân. Mỗi HS sẽ có một kế hoạch học tập riêng dựa vào kết quả kiểm tra đầu kỳ và được giáo viên hướng dẫn tận tình trong một nhóm nhỏ.
Phương pháp này sẽ kích thích tinh thần thi đua sôi nổi, tích cực của từng học viên trong nhóm, giúp các em nhỏ không còn cảm thấy “sợ hãi” hay “rối rắm” khi học toán. Chính niềm yêu thích và hiểu thấu các bài toán mang đến cho các em sự tiến bộ nhanh chóng và vượt bậc khi tiếp xúc với môn học này.
Ngoài ra, Mathnasium có hệ thống bài tập và tình huống về toán rất đa dạng từ đơn giản đến chuyên sâu giúp các em luôn hứng thú khi giải toán. Mathnasiumcòn thiết kế chương trình học kết hợp kiến thức toán Việt Nam với kiến thức Toán quốc tế, là điều kiện tốt để các em phấn đấu không ngừng, trải nghiệm những thử thách mới và tự tin khám phá kho tàng tri thức Toán học bằng tất cả niềm say mê.
Ông Huỳnh Phan Anh, Kỹ sư môi trường - Phụ huynh bé Anh Khuê (5 tuổi) cho biết:
“Vợ chồng chúng tôi thấy chương trình toán tư duy rất phù hợp cho sự phát triển trí tuệ của bé. Các bài tập rất logic, thực tế, màu sắc đẹp thu hút sự tập trung và ham thích học của bé. Các bài học có kết hợp giúp bé phát triển não bộ, kết hợp số và hình ảnh rất hay, tô màu và học số.”