“Thoát hiểm” suy thoái nhờ học trực tuyến

“Nhờ bài học về outsourcing (thuê ngoài) do thầy doanh nghiệp dậy, mà tôi có thể đáp ứng được những đơn đặt hàng lớn, tăng gấp đôi doanh thu công ty trong thời buổi ngành may đang khủng hoảng”-đó là chia sẻ của anh Trực Chí An, doanh nhân vừa tốt nghiệp chương trình Cử nhân trực tuyến.

Khi sắp chuẩn bị hoàn thành khóa học Quản trị kinh doanh tháng 2/2012, Trực Chí An thành lập công ty may. Nhiều bạn bè khuyên anh từ bỏ ý định này vì ngành dệt may trong nước lúc đó  đang gặp rất nhiều khó khăn (giá cả nguyên phụ liệu biến động hàng ngày, giá vải nguyên liệu tăng liên tục từ 7,2% - 18%, số lượng các đơn đặt hàng liên tục giảm sút..). Dù vậy, anh An vẫn thực hiện kế hoạch của mình và tin rằng: “Với những kinh  nghiệm có được và những bài học quản trị kinh doanh các thầy giảng viên doanh nhân chia sẻ, tôi tin là mình sẽ đưa ra những chiến lược hợp lý để đón đầu những xu hướng của thị trường.”

 

Ngoài việc nhiều  ngày khảo sát và nghiên cứu thị trường thì những ý kiến tư vấn của giảng viên doanh nhân trong khóa học trực tuyến giúp ích rất nhiều cho doanh nhân Trực Chí An trong buổi đầu khởi nghiệp ngành may. Đặc biệt là ý kiến của giảng viên doanh nhân Hoàng Văn Điệp, trưởng phòng kinh doanh công ty Xuất nhập khẩu Bình Dương : “Với một công ty mới, việc chọn lựa sản phẩm chủ chốt là khá quan trọng nhằm giúp khách hàng ấn tượng và ghi nhớ sản phẩm của công ty. Lựa chọn đúng sản phẩm chủ lực là bạn đã có thành công bước đầu.”.

 

Và anh An đã lựa chọn đồng phục học đường, đồng phục công sở và đồng phục công nhân là sản phẩm mũi nhọn của doanh nghiệp mình vì theo cảm nhận của anh, nhu cầu đồng phục từ các trường học và công sở ngày càng gia tăng và có thể áp dụng để may với số lượng lớn, giảm được nhiều chi phí cố định.

 

Sau hai tháng tới từng trường học và công ty trong địa bàn thành phố, đã có 60% các đơn đặt hàng của công ty là đặt may đồng phục, sau ba tháng, công ty bắt đầu có lãi.

 

Khi số lượng đơn đặt hàng nhiều lên, việc đảm bảo tiến độ với khách hàng là vấn đề khá nan giải với một doanh nghiệp mới thành lập. Và những bài giảng về giải pháp outsourcing (thuê ngoài)  trong sản xuất của thầy Nguyễn Hữu Hảo - giám đốc điều hành IBSS Việt Nam đã giúp anh định ra phương án hợp tác với các cơ sở và những hộ gia đình may mặc nhỏ để đặt gia công sản phẩm. Anh An nhớ lại “Để thuyết phục được các hộ sản xuất may nhỏ lẻ hoàn thành đặt hàng đúng hạn không phải chuyện một sớm một chiều. Tôi phải trực tiếp hướng dẫn các chủ hộ quy trình chuẩn để may một  bộ đồng phục, cách sử dụng các bảng biểu quy định chất lượng sản phẩm và kĩ năng quản lý thời gian để luôn đảm bảo tiến độ đơn đặt hàng”.

 

Nhìn lại chặng đường vừa trải qua, anh tin tưởng: “Tuy những thành công này chưa phải là lớn so với các doanh nghiệp may khác nhưng điều quan trọng là tôi thấy tự tin hơn”.

 

“Thoát hiểm” suy thoái nhờ học trực tuyến
Doanh nhân Trực Chí An - học viên chương trình Cử nhân trực tuyến TOPICA, Viện Đại học Mở Hà Nội.

 

Kết quả khảo sát với hơn 300 học viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân trực tuyến TOPICA, Viện Đại học Mở Hà Nội tháng 5 vừa qua cho thấy 19.6% học viên có mức tăng lương trên 40%, chỉ số tăng lương trung bình của  các học viên tốt nghiệp là 23.8%, gần gấp đôi mức tăng lương trung bình tại Việt Nam năm 2012 - theo nghiên cứu của công ty Towers Watson. Khi được phỏng vấn, các học viên đều gắn liền thành công này của họ với việc áp dụng các bài học thực tiễn từ các giảng viên doanh nhân vào quá trình công tác của họ. Nhiều trường đại học khác cũng đang cùng với TOPICA triển khai nhân rộng mô hình đào tạo này.

 

Giảng viên doanh nhân trong chương trình đào tạo cử nhân trực tuyến TOPICA là các lãnh đạo quản lý tại doanh nghiệp và cơ quan hành chính, hoặc chuyên gia trong các lĩnh vực. Các giảng viên này trực tiếp tham gia giảng dạy qua mạng và trong các buổi offline của hơn 80% các môn học. Sự tham gia của các giảng viên doanh nhân giúp các học viên được cập nhật những kiến thức và xu hướng mới của thị trường, phát triển những kĩ năng mà doanh nghiệp đòi hỏi trong thực tiễn.