Tại sao bạn cày phim mãi vẫn chưa lên trình tiếng Anh?
(Dân trí) - Bạn thích vừa xem phim vừa học tiếng Anh nhưng xem mãi mà tiếng Anh vẫn bập bõm? Bạn càng ghét cách học suốt ngày ghi chép và thuộc lòng truyền thống?
Từ lâu, phim ảnh đã trở thành cách học tiếng Anh “phi truyền thống” hấp dẫn được nhiều người ưa chuộng, với vô vàn chủ đề, tình tiết hấp dẫn và vốn từ tiếng Anh đời sống phong phú dành cho tất cả người học ở mọi trình độ và hoàn cảnh.
Nếu đang đọc bài viết này, tôi mạnh dạn đoán bạn cũng là một “mọt phim" đang tranh thủ học tiếng Anh qua phim, có điều kết quả chưa như bạn muốn.
Nếu “cày” phim mãi mà lúc nghe - nói vẫn “lõm bõm", rất có thể bạn chưa tận dụng hết quá trình xem phim của mình. Hãy cùng đọc bài viết xem mình có thể cải thiện ở chỗ nào nhé.
Vì sao tiếng Anh của bạn chưa tốt lên dù xem phim nhiều?
Không thể phủ nhận rằng, khi xem phim, bạn được tiếp cận giọng nói người bản xứ, xem hình ảnh hấp dẫn, được tác động vào cảm xúc thông qua những tình huống và ngữ cảnh đời thực suốt vài tiếng xem, những yếu tố tạo lợi ích khác biệt so với cách học truyền thống là đọc sách vở và học “chay". Việc này giúp bạn không những tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà còn ghi nhớ rất sâu.
Khi kết hợp với phương pháp học đúng, việc xem phim sẽ là công cụ hữu ích và tiện lợi nhất để bạn tự học tiếng Anh nhanh chóng, nhớ lâu và quan trọng là áp dụng được những gì bạn học mà không cần đi đâu.
Với hàng triệu đầu phim trên Internet, quyển sách tiếng Anh khổng lồ đã nằm trong tay bạn. Thế nhưng, không phải ai cũng biết tận dụng việc xem phim đúng cách để cải thiện trình độ ngoại ngữ. Nhiều người không theo kịp mạch phim do vừa xem vừa nhìn phụ đề . Có người xem xong là quên hết những gì vừa nghe. Cũng có những “mọt" phim xem đi xem lại tập phim mình thích nhưng khi vào ngữ cảnh tương tự ngoài đời, gặp tình huống tương tự vẫn không biết trả lời.
Như vậy, điều quan trọng nhất là bạn luyện tiếng Anh qua phim một cách có phương pháp.
Phương pháp học tiếng Anh qua phim hiệu quả
Để học bằng phim đúng cách, trước hết phải dành thời gian tìm một phim với trình độ phù hợp và nội dung bạn thích trên nền tảng xem phim phổ biến như Netflix, Iflix, hay thậm chí Youtube.
- Phim gợi ý cho người mới học: Extra English, Toy Story, series phim Friends, v..v..
- Phim gợi ý cho người trình độ trung cấp: series phim How I met your mother, Before Sunrise, The King’s Speech, v..v..
Xem phim với phụ đề
Xem phim với phụ đề là cách xem phim an toàn nhất nhưng lại bị lạm dụng nhiều nhất. Lâu dần, bạn sẽ trở nên phụ thuộc vào việc nhìn phụ đề và không thể nghe tốt. Để giải quyết chuyện này, phụ đề chỉ nên là bước học đầu tiên.
Người học ở trình độ vỡ lòng không nên xem phim quá khó vội. Thêm vào đó, nên tìm phim có phụ đề tiếng Việt hoặc song ngữ cho dễ hiểu nếu cần thiết. Những phim này thường là các phim “kinh điển” như Friends.
Nếu tương đối tự tin với vốn tiếng Anh, hãy thoát khỏi vòng an toàn và sử dụng phim phụ đề Anh ngữ với những nội dung phức tạp hơn như tâm lí, chính trị, viễn tưởng,...
Chia nhỏ, nghe chậm và tua lại
Để tiêu hóa tốt thức ăn, bạn sẽ chọn ăn cả bát cơm một lúc hay xúc và nhai từng miếng nhỏ? Việc xem phim để học tiếng Anh cũng vậy, muốn học có hiệu quả, quan trọng là không “ôm đồm” cả bộ phim mà hãy chia nhỏ.
Phương pháp này chú trọng việc chia bộ phim thành các đoạn 3 – 5 phút và xem lần lượt. Nếu đã biết nội dung, hãy chọn 1 đoạn mình thích và luyện tập với đoạn đó.
Nếu có thể, hãy chọn tốc độ nghe chậm để nghe rõ cách phát âm, nối âm, nuốt âm của người bản ngữ. Sau khi đã nghe rõ câu từ, bạn hãy thường xuyên tua lại đoạn đó để nhớ nội dung, cách dùng từ ngữ của nhân vật. Khi tua lại, bạn có thể vừa nhìn phụ đề vừa nhại lại (mimicking) nội dung và cách nhân vật nói – bằng cách này bạn sẽ luyện giọng (accent) và ghi nhớ cách dùng từ hiệu quả ngay khi đang xem.
Lưu lại và tương tác với các từ vựng mới
Trong các bộ phim thường có kha khá từ vựng đời thường, từ lóng, chưa kể các từ mới phức tạp thuộc những lĩnh vực không phải ai cũng quen như khoa học, chính trị, vân vân.
Để nhớ những từ mới này, không thể chỉ học thuộc như cách truyền thống mà nên tìm cách “tương tác” với chúng nhiều nhất có thể, chỉ có như vậy bạn mới không chật vật khi tìm cách sử dụng chúng trong ngữ cảnh cụ thể.
Hãy lưu lại mẫu câu sử dụng chúng trong phim, nghe lại đoạn hội thoại chứa từ đó mà không nhìn phụ đề, nhắc lại từ thường xuyên và tự làm các bài tập phổ biến như đoán từ, điền vào chỗ trống,…
Lặp lại ngắt quãng
Nếu không ôn lại, con người hầu hết sẽ quên 60% những gì mình học chỉ sau 1 tiếng. Điều này được giải thích trong lý thuyết Đường cong quên lãng nổi tiếng của nhà tâm lý Hermann Ebbinghaus.
Đây là lý do khi xem xong phim, từ vựng cũng “trôi theo” bộ phim.
Vì thế, để lâu quên hơn, cách tốt nhất là nghe lại liên tục đoạn phim, câu, từ vựng bạn đã học, không chỉ ngay sau khi học, mà cách lúc học 1 tiếng, 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng.
Dù ôn lại chủ động hay bật nghe lúc lau nhà, nấu cơm hay đi xe buýt, việc nghe lại thường xuyên sẽ giúp đảm bảo kiến thức của bạn được củng cố và in sâu trong tâm trí.
Chăm chỉ thực hiện phương pháp đơn giản trên, bạn sẽ nhanh chóng thấy mình tiến bộ từng ngày. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể sử dụng eJOY – một hệ sinh thái học tiếng Anh thật khác biệt dành cho người Việt với trang web máy tính, tiện ích trình duyệt lẫn ứng dụng điện thoại tương thích với các nền tảng phim, video thông dụng, giúp bạn học tiếng Anh theo phương pháp trên với bất kỳ bộ phim nào, mọi lúc mọi nơi. Cùng bộ từ điển song ngữ khổng lồ tích hợp tra trực tiếp ngay trên phụ đề, các game từ vựng thú vị và thực tế, các chức năng tua chậm, lặp lại, chấm điểm nói, v..v..eJOY sẽ là một công cụ đắc lực đồng hành trên con đường chinh phục tiếng Anh qua phim.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ : https://ejoy-english.com