Quốc hội giám sát chương trình sách giáo khoa tại Hà Nội
Ngày 25/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có cuộc giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về đảm bảo chất lượng và chương trình SGK giáo dục phổ thông tại TP Hà Nội với sự tham gia của nhiều nhà quản lý, giáo viên các quận, huyện, thị xã và trường học trên địa bàn.
Theo ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, Hà Nội là địa bàn đặc biệt quan trọng để Quốc hội tham khảo, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm, từ đó đưa ra các chủ trương, cũng như ban hành các luật liên quan đến giáo dục một cách sát thực và phù hợp với thực tiễn.
Hà Nội từng xây dựng Luật Thủ đô, trong đó có chiến lược phát triển giáo dục chất lượng cao, mô hình quản lý các trường... là cơ sở thuận lợi để nay mai nghiên cứu nhân rộng cho cả nước.
Qua cuộc giám sát tại các tỉnh thành trong thời gian tới sẽ góp phần rất quan trọng để Quốc hội ban hành nghị quyết liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục và sách giáo khoa. Vì vậy, tại Hà Nội đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến xoáy sâu vào các giải pháp, bất cập cần tháo gỡ liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhiều thầy cô giáo, người quản lý giáo dục tại cơ sở đều đồng quan điểm, hiện nay chương trình sách giáo khoa phổ thông vẫn còn khá nặng. Bên cạnh đó, sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông đại trà lại không đáp ứng được nhu cầu, trình độ học tập của học sinh trường chuyên, lớp chọn và ngược lại. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu để cân đối phù hợp.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trên địa bàn hiện có 29 quận, huyện và thị xã với 577 xã, phường, thị trấn, hệ thống trường học cơ bản đảm bảo mỗi xã có ít nhất một trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở công lập; trung bình 3-5 vạn dân có một trường trung học phổ thông công lập.
Đến nay, quy mô các cấp học thành phố phát triển đa dạng với đầy đủ các loại hình trường lớp, đảm bảo 100% học sinh có địa điểm học tập. Hà Nội hiện có gần 2.500 cơ sở giáo dục, 44.000 lớp, trên 1,5 triệu học sinh, 110 ngàn cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Về chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa luôn được Hà Nội quan tâm đầu tư, xây dựng, mua sắm các trang thiết bị dạy học và nâng mức kinh phí hàng năm cho giáo dục.
Hà Nội tạo điều kiện cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, công nhân viên được học tập các lớp tập huấn định kỳ hàng năm và thường xuyên.
Ủy ban nhân dân Hà Nội đánh giá, chương trình sách giáo khoa tiểu học hiện nay phù hợp với tâm sinh lý đối tượng học sinh, sát thực tế, giúp giáo viên dễ dàng định hướng trong công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, sách còn một số bài nặng về lý thuyết, học sinh có ít thời gian thực hành. Một số bài yêu cầu còn nặng, dài dòng, yêu cầu ghi nhớ còn máy móc, chưa phù hợp với phần đông học sinh mà chỉ phù hợp với những học sinh tự giác và học lực khá, giỏi.
Với sách giáo khoa trung học phổ thông đảm bảo yêu cầu cập nhật, hiện đại, có tính khả thi cao. Mặt khác, một số môn học con yêu cầu cao, học sinh dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và học sinh có học lực yếu kém khó theo kịp.
So với chương trình ở các nước phát triển, một vài nội dung chưa thể hiện tốt quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình...
Về sách giáo dục trung học phổ thông được viết công phu, thẩm định kỹ càng... Bên cạnh đó, nhiều bài trong sách nhất là các lớp trên nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho học sinh, thời lượng dành cho một số nội dung học tập chưa hợp lý.
Việc kiểm tra đánh giá thể hiện trong một vài bộ môn vẫn chủ yếu là kiểm tra kiến thức nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại... chưa đánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp...
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị, để nâng cao chất lượng giáo dục, tới đây cần có lộ trình tăng lương đảm bảo đời sống cho giáo viên; có chế độ phụ cấp thâm niên hợp lý xứng đáng với những nhà giáo thuộc khối hành chính sự nghiệp, cơ quan chỉ đạo của giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành quy định tiêu chuẩn và tiêu chí trong việc công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc trung học; tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên...
Hà Nội từng xây dựng Luật Thủ đô, trong đó có chiến lược phát triển giáo dục chất lượng cao, mô hình quản lý các trường... là cơ sở thuận lợi để nay mai nghiên cứu nhân rộng cho cả nước.
Qua cuộc giám sát tại các tỉnh thành trong thời gian tới sẽ góp phần rất quan trọng để Quốc hội ban hành nghị quyết liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục và sách giáo khoa. Vì vậy, tại Hà Nội đề nghị các đại biểu đóng góp ý kiến xoáy sâu vào các giải pháp, bất cập cần tháo gỡ liên quan đến nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhiều thầy cô giáo, người quản lý giáo dục tại cơ sở đều đồng quan điểm, hiện nay chương trình sách giáo khoa phổ thông vẫn còn khá nặng. Bên cạnh đó, sách giáo khoa dành cho học sinh phổ thông đại trà lại không đáp ứng được nhu cầu, trình độ học tập của học sinh trường chuyên, lớp chọn và ngược lại. Vì vậy, cần có sự nghiên cứu để cân đối phù hợp.
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, trên địa bàn hiện có 29 quận, huyện và thị xã với 577 xã, phường, thị trấn, hệ thống trường học cơ bản đảm bảo mỗi xã có ít nhất một trường mầm non, trường tiểu học, trung học cơ sở công lập; trung bình 3-5 vạn dân có một trường trung học phổ thông công lập.
Đến nay, quy mô các cấp học thành phố phát triển đa dạng với đầy đủ các loại hình trường lớp, đảm bảo 100% học sinh có địa điểm học tập. Hà Nội hiện có gần 2.500 cơ sở giáo dục, 44.000 lớp, trên 1,5 triệu học sinh, 110 ngàn cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Về chuẩn bị các điều kiện triển khai thực hiện việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa luôn được Hà Nội quan tâm đầu tư, xây dựng, mua sắm các trang thiết bị dạy học và nâng mức kinh phí hàng năm cho giáo dục.
Hà Nội tạo điều kiện cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, công nhân viên được học tập các lớp tập huấn định kỳ hàng năm và thường xuyên.
Ủy ban nhân dân Hà Nội đánh giá, chương trình sách giáo khoa tiểu học hiện nay phù hợp với tâm sinh lý đối tượng học sinh, sát thực tế, giúp giáo viên dễ dàng định hướng trong công tác giảng dạy.
Tuy nhiên, sách còn một số bài nặng về lý thuyết, học sinh có ít thời gian thực hành. Một số bài yêu cầu còn nặng, dài dòng, yêu cầu ghi nhớ còn máy móc, chưa phù hợp với phần đông học sinh mà chỉ phù hợp với những học sinh tự giác và học lực khá, giỏi.
Với sách giáo khoa trung học phổ thông đảm bảo yêu cầu cập nhật, hiện đại, có tính khả thi cao. Mặt khác, một số môn học con yêu cầu cao, học sinh dân tộc thiểu số, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn và học sinh có học lực yếu kém khó theo kịp.
So với chương trình ở các nước phát triển, một vài nội dung chưa thể hiện tốt quan điểm tích hợp trong xây dựng chương trình...
Về sách giáo dục trung học phổ thông được viết công phu, thẩm định kỹ càng... Bên cạnh đó, nhiều bài trong sách nhất là các lớp trên nặng về lý thuyết, ít có tác dụng rèn luyện kỹ năng cho học sinh, thời lượng dành cho một số nội dung học tập chưa hợp lý.
Việc kiểm tra đánh giá thể hiện trong một vài bộ môn vẫn chủ yếu là kiểm tra kiến thức nhớ, tái hiện, làm theo, chép lại... chưa đánh giá đúng được sự vận dụng kiến thức, chưa chú trọng việc đánh giá thường xuyên trên lớp...
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị, để nâng cao chất lượng giáo dục, tới đây cần có lộ trình tăng lương đảm bảo đời sống cho giáo viên; có chế độ phụ cấp thâm niên hợp lý xứng đáng với những nhà giáo thuộc khối hành chính sự nghiệp, cơ quan chỉ đạo của giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm ban hành quy định tiêu chuẩn và tiêu chí trong việc công nhận chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục bậc trung học; tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên...
Theo Nguyễn Văn Cảnh
TTXVN