Nghệ An:

Phụ huynh “tố” trường mầm non thu, chi thiếu minh bạch

(Dân trí) - Phụ huynh phản ánh Trường Mầm non Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An) thu nhiều khoản vô lý, đã bớt xén tiền mua thức ăn của học sinh...

Trường Mầm non Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An).
Trường Mầm non Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An).

Ở xã Châu Phong - một trong những xã khó khăn bậc nhất của huyện Quỳ Châu (Nghệ An), .người dân đang phải “cõng” nhiều khoản đóng góp vô lý để con em mình vào học tại Trường Mầm non.
 
Phụ huynh “oằn lưng” đóng góp

Đơn kiến nghị của phụ huynh Trường Mầm non xã Châu Phong (huyện miền núi cao Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) gửi tới cơ quan báo chí phản ánh: Vào đầu năm học mới 2013-2014, nhà trường đã tổ chức họp phụ huynh để thông báo các khoản đóng góp mỗi cháu hơn 1 triệu đồng. Trong đó, nhà trường đề ra những khoản đóng góp đáng lẽ ra theo quy định của Nhà nước là phải được miễn giảm như: xây dựng cơ sở vật chất, tiền thuê nấu ăn, tiền trực trưa, tiền mua tài liệu phục vụ học tập, tiền bảo vệ…

Cụ thể, nhà trường quy định thu xây dựng cơ sở vật chất 250 ngàn đồng/cháu; đồ dùng bán trú và gối, chiếu 85 ngàn đồng/cháu; Quỹ hội phụ huynh 50 ngàn đồng, bảo vệ 35 ngàn đồng/cháu; Tiền hỗ trợ giáo viên trực trưa 12 nghìn đồng/cháu/tháng; Tiền mua tài liệu học tập 395 ngàn đồng/cháu; Tiền thuê 2 người nấu 28 nghìn đồng/cháu/tháng; Tiền ăn trưa 10 ngàn đồng/ngày/cháu và 3kg gạo, 1 bó củi/tháng/cháu…

Trường Mầm non Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An).
Hợp đồng giữa nhà trường và người cung cấp thực phẩm trong vòng 1 năm phục vụ cho các em. Theo hợp đồng này, thì mỗi ngày trường sẽ chi hết khoảng hơn 900 đồng cho 12 danh mục thực đơn.

So sánh với mức sống của bà con nơi đây thì số tiền đó là quá lớn và khiến cho các bậc phụ huynh vô cùng chật vật mới có được để đóng góp cho nhà trường. Nhiều phụ huynh quanh năm vào rừng kiếm cải, hái măng về bán nhưng vẫn chưa đủ. Chính vì vậy, với mức thu mà nhà thường thông báo, nhiều phụ huynh đã phải oằn lưng ra mới có thể đóng góp được. Cũng theo phản ánh của phụ huynh, họ bị “ép” đóng góp các khoản tiền cao ngất ngưởng như vậy khi con em bước vào năm học mới.

Phụ huynh Vi Văn T. bức xúc, cho biết: “Vào đầu năm học mới, tôi cho con vào mẫu giáo nhưng vẫn phải oằn lưng ra đóng góp nhiều khoản quá cao. Nhiều mức thu nhà trường đưa ra quá cao nhưng chúng tôi không dám phản ánh vì còn muốn con có cái chữ sau này nên đành chấp nhận. Cứ đà đóng góp này thì bà con ở đây không biết lấy tiền đâu ra để đóng góp cho nhà trường để con cái được đi học nữa?”.

Xà xẻo” tiền ăn học sinh?

Đặc biệt, phụ huynh còn cho biết thêm, thời gian qua, con em của họ bị nhà trường “xà xẻo” tiền ăn trưa bằng cách bớt xén khẩu phần ăn hàng ngày và nhiều khoản chi thiếu minh bạch. Con em của họ phải học trong lớp có sỹ số quá đông so với quy định...

Cụ thể, theo điều lệ trường mầm non quy định sỹ số đối với lớp học mẫu giáo cụ thể: “Lớp 3 đến dưới 4 tuổi không quá 25cháu/2 giáo viên; lớp 4 đến dưới 5 tuổi không quá 30 cháu/2 giáo viên và lớp 5 đến dưới 6 tuổi không quá 35 cháu/2 giáo viên”.

Trường Mầm non Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An).
Tuy nhiên, trong phiếu chi trả tiền này lại lên đến gần 3 triệu đồng/ngày, một con số gần gấp 3 lần với hợp đồng. 

Trong khi đó, tại Trường Mầm non Châu Phong có 327 cháu nhưng chỉ có 19 giáo viên. Riêng ở điểm trường chính tại bản Piếng Điểm có 134 cháu theo học nhưng lại nhồi nhét chỉ trong 3 lớp học. Với sỹ số lần lượt là lớp 3 đến dưới 4 tuổi có 37 cháu; lớp 4 đến dưới 5 tuổi là 42 cháu; lớp 5 đến dưới 6 tuổi là 34 cháu.

Trao đổi với PV, bà Vi Thị Phúc - Hiệu trưởng trường Mầm non Châu Phong thừa nhận những khoản đóng góp nói trên là có thật. Bà Phúc lý giải việc thu những khoản đóng góp đó là theo tinh thần chỉ đạo của Sở GD-ĐT trước khi bước vào năm học mới.

Trường Mầm non Châu Phong (huyện Quỳ Châu, Nghệ An).
Danh mục thực phẩm nhập về hàng ngày không đồng đều như trong hợp đồng, ngày ít ngày nhiều và chênh lệch về số lượng.

Ngoài ra, việc biên nhận sổ giao lương thực, thực phẩm của nhà trường hàng ngày không rõ ràng. Sổ biên nhận một đường còn phiếu chi trả lại một nẻo. Cụ thể vào ngày 31/10/2013, sổ biên nhận các loại thực phẩm chỉ tính theo giá thị trường vào ngày đó cao nhất cũng chỉ hơn 1 triệu đồng nhưng phiếu chi lại lên tới hơn 2,7 triệu đồng. Khi chúng tôi đem thắc mắc về các khoản chi cho việc ăn trưa của các cháu tại sao lại không rõ ràng thì bà hiệu trưởng không đưa ra được những giấy tờ, hóa đơn sát thực.

Nhóm PV

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm