Nhân lực - chìa khóa phát triển du lịch bền vững
Phát triển nguồn nhân lực du lịch là những hoạt động nhằm tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của lực lượng lao động đang và sẽ làm việc trực tiếp trong ngành Du lịch.
Lớp tập huấn TOT lái xe du lịch do ART Vietnam tổ chức
Vào cuối năm 2015, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ được thành lập cùng với sự ra đời của những chính sách phát triển, thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về văn bằng của người lao động trong Cộng đồng ASEAN về các lĩnh vực, trong đó có nghề du lịch.
Thỏa thuận này cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên và để công nhận các kỹ năng và văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN. Đồng thời, việc triển khai những thỏa thuận này sẽ ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh giữa những người lao động du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước cũng phải đưa ra các chiến lược mới trong quản trị nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và cộng đồng.
Theo đó, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã và đang triển khai những nhiệm vụ thiết yếu, tập trung các nguồn lực để tăng cường số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Hiểu rõ được yếu tố thành công lớn nhất của dịch vụ du lịch là con người, trong bối cảnh đổi mới về chuyển dịch lao động trong cộng đồng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và liên quan đã nhanh chóng nắm bắt các nguồn thông tin, các chính sách về du lịch của Việt Nam cũng như của cộng đồng ASEAN để bước đầu triển khai những thay đổi trong quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.
Chia sẻ về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Tổng cục Du lịch, Trưởng Văn phòng Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch (VTCB) Trần Phú Cường, đánh giá đội ngũ đào tạo viên theo tiêu chuẩn VTOS còn rất hạn chế về số lượng; bên cạnh đó, quy mô triển khai đào tạo chưa đủ lớn để đáp ứng được số lượng doanh nghiệp du lịch ngày càng tăng. Vì vậy, dù rất nỗ lực nhưng cơ quan quản lý nghề du lịch vẫn chưa thể triển khai hệ thống tiêu chuẩn nghề trên diện rộng.
Theo số liệu tính toán của Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, dự báo đến năm 2015, tổng số lao động trực tiếp trong ngành Du lịch là gần 505,000 người, trong đó lao động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước là khoảng 5,200 người. Những số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là khá lớn.
Trước những đòi hỏi thực tế này, các doanh nghiệp ưu tiên đào tạo nghề du lịch, tư vấn phát triển du lịch cũng như phát triển chiến lược kinh doanh cũng đã ra đời. Ông Nguyễn Đức Hoa Cương, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn khoa học, Viện Du lịch bền vững Việt Nam (ART Vietnam) – đơn vị đào tạo nghề du lịch – tư vấn phát triển và quy hoạch các dự án du lịch cho biết: hầu hết các doanh nghiệp khi tìm đến ART Vietnam đều gặp phải vấn đề với 2 nhóm đối tượng chính là nhóm đối tượng đã qua đào tạo, giữ một số vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp và nhóm sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc.
Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ đào tạo cho nhân viên ở mức cơ bản, có thể đáp ứng được yêu của vị trí đảm nhiệm mà chưa tuân thủ tiêu chuẩn chung của du lịch. ART Vietnam hoàn toàn tự tin là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ du lịch theo tiêu chuẩn VTOS và có khả năng đưa ra các kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo trong nước.
Việc ra đời Viện Du lịch bền vững Việt Nam đã và đang xã hội hóa quá trình đào tạo nghề du lịch trên diện rộng và là giải pháp tối ưu cho hoạt động đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn VTOS hiện nay.
Thỏa thuận này cho phép chuyển dịch việc làm của người lao động du lịch lành nghề giữa các quốc gia thành viên và để công nhận các kỹ năng và văn bằng của người lao động du lịch từ các quốc gia thành viên khác trong ASEAN. Đồng thời, việc triển khai những thỏa thuận này sẽ ngày càng nâng cao năng lực cạnh tranh giữa những người lao động du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong nước cũng phải đưa ra các chiến lược mới trong quản trị nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường và cộng đồng.
Theo đó, Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã và đang triển khai những nhiệm vụ thiết yếu, tập trung các nguồn lực để tăng cường số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
Hiểu rõ được yếu tố thành công lớn nhất của dịch vụ du lịch là con người, trong bối cảnh đổi mới về chuyển dịch lao động trong cộng đồng, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và liên quan đã nhanh chóng nắm bắt các nguồn thông tin, các chính sách về du lịch của Việt Nam cũng như của cộng đồng ASEAN để bước đầu triển khai những thay đổi trong quản lý và đào tạo nguồn nhân lực.
Chia sẻ về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực du lịch, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Tổng cục Du lịch, Trưởng Văn phòng Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ Du lịch (VTCB) Trần Phú Cường, đánh giá đội ngũ đào tạo viên theo tiêu chuẩn VTOS còn rất hạn chế về số lượng; bên cạnh đó, quy mô triển khai đào tạo chưa đủ lớn để đáp ứng được số lượng doanh nghiệp du lịch ngày càng tăng. Vì vậy, dù rất nỗ lực nhưng cơ quan quản lý nghề du lịch vẫn chưa thể triển khai hệ thống tiêu chuẩn nghề trên diện rộng.
Theo số liệu tính toán của Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam, dự báo đến năm 2015, tổng số lao động trực tiếp trong ngành Du lịch là gần 505,000 người, trong đó lao động thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước là khoảng 5,200 người. Những số liệu nêu trên cho thấy nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực là khá lớn.
Trước những đòi hỏi thực tế này, các doanh nghiệp ưu tiên đào tạo nghề du lịch, tư vấn phát triển du lịch cũng như phát triển chiến lược kinh doanh cũng đã ra đời. Ông Nguyễn Đức Hoa Cương, Phó Chủ tịch Hội đồng cố vấn khoa học, Viện Du lịch bền vững Việt Nam (ART Vietnam) – đơn vị đào tạo nghề du lịch – tư vấn phát triển và quy hoạch các dự án du lịch cho biết: hầu hết các doanh nghiệp khi tìm đến ART Vietnam đều gặp phải vấn đề với 2 nhóm đối tượng chính là nhóm đối tượng đã qua đào tạo, giữ một số vị trí chủ chốt trong doanh nghiệp và nhóm sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc.
Nhìn chung, phần lớn các doanh nghiệp mới chỉ đào tạo cho nhân viên ở mức cơ bản, có thể đáp ứng được yêu của vị trí đảm nhiệm mà chưa tuân thủ tiêu chuẩn chung của du lịch. ART Vietnam hoàn toàn tự tin là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ du lịch theo tiêu chuẩn VTOS và có khả năng đưa ra các kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở đào tạo trong nước.
Việc ra đời Viện Du lịch bền vững Việt Nam đã và đang xã hội hóa quá trình đào tạo nghề du lịch trên diện rộng và là giải pháp tối ưu cho hoạt động đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn VTOS hiện nay.
Theo Lan Hương/Tạp chí Du lịch VN