Tư vấn tuyển sinh năm 2009:
Ngành Kinh tế và Quản lý môi trường đào tạo gì?
(Dân trí) - Năm 2009, trường ĐH Phú Yên có đào tạo ngành SP Toán? Thắc mắc về ngành đào tạo trường ĐH Kinh tế và ĐH KHTN? Có thể vừa đăng ký NV1 và NV2? Học liên thông khác chuyên ngành? Thời gian sơ tuyển trường ĐH Cảnh sát? Muốn học ngành Marketing?...
Nếu theo năm 2008 thì trường chỉ đào tạo hệ ĐH các ngành sau: Sư phạm tiểu học; Giáo dục mầm non; Sư phạm Tin học và ngành Tin học (hệ ngoài sư phạm).
Tuy nhiên, rất có thể năm nay trường sẽ được phép mở thêm một số ngành mới. Điều này chỉ có thể biết được sau khi Hội nghị tuyển sinh toàn quốc kết thúc (sau ngày 17/1). Em chịu khó theo dõi báo Dân trí thường xuyên để biết nhé.
Mọi thắc mắc thí sinh có thế gửi thư về hòm thư tuyensinh.dantri@gmail.com để nhận được giải đáp. |
Con trai tôi đang học lớp 12, cháu định đăng ký thi khoa kinh tế môi trường, trường đại học Kinh tế Quốc dân - HN, nhưng vì sức học của cháu chỉ ở mức trung bình khá nên gia đình góp ý cháu nên đăng ký vào khoa môi trường, trường đại học KHTN - Đại học quốc gia Hà Nội. Vậy khoa môi trường thuộc hai trường này có gì khác nhau về đào tạo và khi ra trường làm việc khác nhau như thế nào? khả năng xin việc của 2 trường này như thế nào?(dungtuanvn@yahoo.com)
Bạn cần biệt rõ là trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ đào tạo khoa Kinh tế và Quản lý môi trường chứ không có chuyên ngành Kinh tế môi trường như bạn đề cập.
Còn trường ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐH QGHN có đào tạo hai chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực môi trường đó là khoa học môi trường và Công nghệ môi trường.
Nói chung hai trường này có xu hướng đào tạo hoàn toàn khác nhau. Một bên thì đào tạo chuyên sâu về phương pháp quản lý mang tính kinh tế, còn bên kia thì đào tạo chuyên sâu về phân tích, xử lý cũng nhưng giải pháp tối ưu. Có thể nói là một trường đào tạo chuyên ngành kinh tế và một trường đào tạo chuyên ngành kỹ thuật.
Để bạn hiểu rõ hơn, Ban tư vấn xin đưa ra khái niệm cụ thể với hai ngành này:
- Chuyên ngành Công nghệ môi trường sẽ cung cấp các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ xử lý chất thải rắn, nước thải, khí thải bằng các biện pháp sinh học, lý học, và hóa học. Sinh viên có khả năng thiết kế, thi công, vận hành và quản lý hệ thống cấp thoát nước, các công trình xử lý nước thải cho các nhà máy và khu công nghiệp, công nghệ xử lý và quản lý chất thải rắn sinh hoạt - chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại, xử lý không khí ô nhiễm và quản lý chất lượng môi trường và môi trường khu công nghiệp. Sinh viên sẽ được tham gia nghiên cứu các quá trình xử lý lý, hóa, sinh học; thiết kế hệ thống xử lý và tái sử dụng chất thải, khí thải và chất thải rắn.
Cử nhân ngành Công nghệ môi trường có khả năng dự báo, phát hiện những vấn đề môi trường đã, đang và sẽ xảy ra, đồng thời biết tổ chức thực thi các biện pháp xử lý, khắc phục, phòng tránh những sự cố xảy ra có hại đến môi trường.
Cơ quan công tác khi tốt nghiệp: các nhà máy xí nghiệp, các công ty xử lý chất thải như: Trung tâm Bảo vệ môi trường, hoặc tại Phòng Quản lý môi trường ở các cấp chính quyền; Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các Sở Khoa học công nghệ & môi trường, …
Chuyên ngành Kinh tế và Quản lý môi trường nhằm đào tạo các cử nhân kinh tế có nền tảng kiến thức rộng và vững về kinh tế và các môn khoa học liên quan, sâu về cơ sở lý luận - phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Kinh tế môi trường và Quản lý môi trường, có kỹ năng thực hành tốt, biết vận dụng những kiến thức chuyên ngành để giải quyết những vấn đề môi trường trước mắt và lâu dài thường xuyên xuất hiện trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển ổn định, bền vững đất nước.
Sau khi tốt nghiệp có thể làm tư vấn cho các cơ quan hoạch định chính sách và chiến lược phát triển môi trường và đô thị ở cấp quốc gia và cấp vùng, địa phương, cấp cơ sở, doanh nghiệp ; tiến hành thẩm định về môi trường, phân tích chi phí -lợi ích cho các chương trình, kế hoạch, dự án đầu tư phát triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, trong nước và ngoài nước ; làm chuyên gia trong các tổ chức hợp tác song phương và đa phương, khu vực và quốc tế, làm cán bộ nghiên cứu và đào tạo.
Xã hội càng đi dần vào công nghiệp hóa, tình trạng ô nhiễm ngày càng trở nên nặng nề và do vậy ngành Công nghệ môi trường và ngành Kinh tế và Quản lý môi trường càng lúc càng quan trọng. Sinh viên tốt nghiệp ngành này hiện đang rất thiếu, do vậy cơ hội công việc đang rất cao.
Cho em hỏi là em có đựơc phép đăng ký thi vào 1 trường vừa nguyện vọng 1 vừa có nguyện vọng 2?(khanhyeubaby@yahoo.com)
Ban tư vấn không hiểu rõ vấn đề em nêu ra. Về nguyên tắc thì mỗi bộ hồ sơ ĐKDT thí sinh chỉ được phép đăng ký duy nhất một nguyện vọng. Xin nhấn mạnh là trên hồ sơ không có mục để đăng ký NV2 hoặc NV3.
NV2 và NV3 chỉ xuất hiện sau khi thí sinh đã trượt NV1 và có điểm thi đạt từ mức điểm sàn ĐH, CĐ mà Bộ GD-ĐT đưa ra trở lên. Lúc này thí sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận kết quả thi để làm hồ sơ tham gia xét tuyển NV.
Thí sinh hoàn toàn có thể đăng ký NV2 vào trường mình đã dự thi trước đó nếu trường có thông báo xét tuyển và tất nhiên thí sinh phải có điểm thi đạt từ mức điểm sàn của trường đưa ra trở lên, đồng thời thoả mãn yêu cầu xét tuyển (bao gồm: cùng khối với ngành tuyển, thuộc vùng xét tuyển của trường..)
Hiện em đang theo học lớp Quản trị kinh doanh thuộc hệ cao đẳng của trường đại học Công đoàn. Vậy em xin hỏi: sau này em có nguyện vọng thi học liên thông lên đại học cũng của trường Công đoàn ( hoặc 1 trường khác) nhưng là học ngành Tài chính - Ngân hàng (em học liên thông lên ĐH nhưng khác ngành). Vậy có được không? và thủ tục điều kiện như thế nào?(tk007vn@yahoo.com)
Như Ban tư vấn đã nhấn mạnh nhiều lần thì cách thức như em nói không được chấp nhận.
Theo quy định đào tạo liên thông thì thí sinh chỉ được phép đăng ký học liên thông lên đúng với chuyên ngành mình đã tốt nghiệp trước đó hoặc chuyên ngành cùng nhóm ngành đã tốt nghiệp (phải học bổ sung kiến thức).
Ở đây chuyên ngành Quản trị Kinh doanh và Tài chính-Ngân hàng là hai chuyên ngành hoàn toàn khác nhau do đó em không thể đăng ký dự thi được.
Em vừa tốt nghiệp THPT năm 2008, năm nay em muốn thi vào Viện ĐH Mở Hà Nội khoa Tiếng Anh hoặc Tiếng Trung của trường. Em muốn Ban tư vấn giúp em tìm hiểu nên đăng ký vào ngành học nào để sau này ra trường có thể dễ xin việc hơn? Chương trình đào tạo của trường có gì khác so với khối ngành chuyên ngữ như ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại ngữ…?(hanh9x_vp@yahoo.com.vn)
Nói chung thì các trường đào tạo các chuyên ngành Ngoại ngữ đều nhằm mục đích cung cấp cho sinh viên kiến thức về ngôn ngữ, văn hoá, xã hội và văn học bản ngữ; đào tạo Cử nhân ngành Ngoại ngữ có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong nghề nghiệp và sức khoẻ để có thể làm việc có hiệu quả trong các lĩnh vực chuyên môn có sử dụng Ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu xã hội, yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp có thể hoạt động và công tác trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, biên-phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội v.v…
Tuy nhiên về quy mô đào tạo thì khối các trường chuyên ngữ sẽ đào tạo chuyên sâu và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp hơn.
Hiện nay thì chuyên ngành Tiếng Trung và Tiếng Anh đều nhận được cơ hội việc làm hơn. Tuy nhiên ngành Tiếng Anh thì phổ biến và rộng rãi nên cơ hội sẽ cao hơn.
Cho em hỏi: thời gian sơ tuyển vào đại học cảnh sát là lúc nào?(lakeluthur1789@gmail.com)
Nếu nhìn nhận đúng thì Marketing là một chuyên ngành hẹp của ngành Quản trị kinh doanh. Khi em theo học ngành Quản trị kinh doanh thì sẽ được đào tạo về lĩnh vực Marketing.
Đối với khu vực phía Nam thì rất nhiều trường có đào tạo chuyên ngành Marketing như em mong muốn. Chẳng hạn như: Khoa kinh tế - ĐH Quốc gia TPHCM; ĐH Kinh tế TPHCM; ĐH Ngân hàng TPHCM…