Nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn
Nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn (các cơ sở dạy nghề) nhằm góp phần đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và phát triển thị trường lao động đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước và hội nhập quốc tế.
Đề án “Nâng cao năng lực các cơ sở dạy nghề của tổ chức công đoàn đến năm 2020” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Mục tiêu của Đề án phấn đấu đến năm 2020 có 25% trường cao đẳng nghề, 45% trường trung cấp nghề và 30% trung tâm dạy nghề trong tổng số các cơ sở dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề có đủ năng lực thực hiện đào tạo nghề cho khoảng 500 nghìn người trong giai đoạn 2014 - 2020, trong đó: Cao đẳng nghề chiếm khoảng 5%; trung cấp nghề chiếm khoảng 20%; sơ cấp nghề chiếm khoảng 35%; dạy nghề dưới 3 tháng chiếm khoảng 40%; phấn đấu 70% người lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm và thu nhập ổn định.
Tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề
Để thực hiện mục tiêu trên, cần điều chỉnh, bổ sung các cơ sở dạy nghề trong quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề của cả nước đến năm 2020 theo hướng nâng cấp trường trung cấp nghề thành trường cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp nghề, chuyển đổi các trung tâm giới thiệu việc làm thành trung tâm dạy nghề khi đủ điều kiện theo quy định.
Bên cạnh đó, phát triển các trường dạy nghề trọng điểm đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế theo quy hoạch, trong đó có ít nhất 1 trường cao đẳng nghề trở thành trường nghề chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Ngoài ra, cần tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị cho cơ sở dạy nghề. Cụ thể, đầu tư xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề theo quy định cho việc dạy các nghề trọng điểm quốc gia; đầu tư xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho việc dạy các nghề không thuộc danh mục các nghề trọng điểm.
Huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào các cơ sở dạy nghề
Cũng theo Quyết định, cần có chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên dạy nghề vào các cơ sở dạy nghề bảo đảm số lượng biên chế cơ hữu theo quy định. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề; chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề tương ứng với tiêu chuẩn, yêu cầu của việc dạy từng nghề cụ thể trong đó có các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực ASEAN và thế giới.
Về phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề, đối với các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế: Thực hiện theo chương trình, giáo trình dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế phù hợp với thị trường lao động Việt Nam. Đối với các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, áp dụng và thực hiện theo chương trình, giáo trình dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Chương trình, giáo trình của các nghề khác do cơ sở dạy nghề xây dựng, trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Các cơ sở dạy nghề từng bước tính đủ chi phí đào tạo nghề theo lộ trình của Nhà nước quy định; huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào các cơ sở dạy nghề nhằm bảo đảm yêu cầu số lượng, chất lượng dạy nghề của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở dạy nghề được tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động dạy nghề.
Mục tiêu của Đề án phấn đấu đến năm 2020 có 25% trường cao đẳng nghề, 45% trường trung cấp nghề và 30% trung tâm dạy nghề trong tổng số các cơ sở dạy nghề.
Các cơ sở dạy nghề có đủ năng lực thực hiện đào tạo nghề cho khoảng 500 nghìn người trong giai đoạn 2014 - 2020, trong đó: Cao đẳng nghề chiếm khoảng 5%; trung cấp nghề chiếm khoảng 20%; sơ cấp nghề chiếm khoảng 35%; dạy nghề dưới 3 tháng chiếm khoảng 40%; phấn đấu 70% người lao động sau khi được đào tạo nghề có việc làm và thu nhập ổn định.
Tăng cường cơ sở vật chất cho cơ sở dạy nghề
Để thực hiện mục tiêu trên, cần điều chỉnh, bổ sung các cơ sở dạy nghề trong quy hoạch mạng lưới trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề và trung tâm dạy nghề của cả nước đến năm 2020 theo hướng nâng cấp trường trung cấp nghề thành trường cao đẳng nghề, trung tâm dạy nghề thành trường trung cấp nghề, chuyển đổi các trung tâm giới thiệu việc làm thành trung tâm dạy nghề khi đủ điều kiện theo quy định.
Bên cạnh đó, phát triển các trường dạy nghề trọng điểm đạt cấp độ quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế theo quy hoạch, trong đó có ít nhất 1 trường cao đẳng nghề trở thành trường nghề chất lượng cao, đủ năng lực đào tạo một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
Ngoài ra, cần tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị cho cơ sở dạy nghề. Cụ thể, đầu tư xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề theo quy định cho việc dạy các nghề trọng điểm quốc gia; đầu tư xây dựng bảo đảm tiêu chuẩn cơ sở vật chất, danh mục thiết bị dạy nghề tối thiểu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho việc dạy các nghề không thuộc danh mục các nghề trọng điểm.
Huy động nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào các cơ sở dạy nghề
Cũng theo Quyết định, cần có chính sách ưu đãi để thu hút, khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên, giáo viên dạy nghề vào các cơ sở dạy nghề bảo đảm số lượng biên chế cơ hữu theo quy định. Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ quản lý dạy nghề; chuẩn hóa đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề tương ứng với tiêu chuẩn, yêu cầu của việc dạy từng nghề cụ thể trong đó có các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực ASEAN và thế giới.
Về phát triển chương trình, giáo trình dạy nghề, đối với các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế: Thực hiện theo chương trình, giáo trình dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận của các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN và quốc tế phù hợp với thị trường lao động Việt Nam. Đối với các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia, áp dụng và thực hiện theo chương trình, giáo trình dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và ban hành trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Chương trình, giáo trình của các nghề khác do cơ sở dạy nghề xây dựng, trên cơ sở chương trình khung do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành hoặc tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia.
Các cơ sở dạy nghề từng bước tính đủ chi phí đào tạo nghề theo lộ trình của Nhà nước quy định; huy động các nguồn lực xã hội hóa đầu tư vào các cơ sở dạy nghề nhằm bảo đảm yêu cầu số lượng, chất lượng dạy nghề của thị trường lao động và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở dạy nghề được tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, tài trợ của các tổ chức quốc tế cho các hoạt động dạy nghề.
Theo Chinhphu.vn