Mong manh đò nhỏ đến trường

Nhiều đứa trẻ 8-9 tuổi bấp chấp thời tiết giá lạnh ngày ngày tự chèo thuyền trên mặt hồ sâu gần 100 mét, lênh đênh cả giờ đồng hồ, đánh cược cả mạng sống với thủy thần để đến trường học con chữ.

Mong manh đò nhỏ đến trường

Mong manh đò nhỏ đến trường
Hồ Cấm Sơn nằm giữa tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn, là đập thủy điện lớn thứ tư ở miền Bắc với chiều dài lên tới 30 km, nơi rộng nhất lên tới 7 km. Mùa nước lũ, tất cả thửa ruộng ở thôn Đồng Mậm đều bị ngập hết, đoạn bình thường cũng sâu vài chục mét, có nơi đo được tới 80-90 m. 
 
Mong manh đò nhỏ đến trường
Để đến trường đi học, hằng ngày học sinh tiểu học ở Đồng Mậm đang phải đánh lộn với sông nước. Đây là con đường duy nhất đến trường của các em học sinh. 
 
Mong manh đò nhỏ đến trường
Bốn bề là nước bổ vây, dòng nước mấp mé ở mạn thuyền khiến thuyền chòng chành dường như sắp lật úp, nhưng với sự điều khiển của người lái đò nhỏ tuổi, những chiếc thuyền cứ thế lướt đi trên mặt nước. Trong ảnh: Em Vi Khánh Huy, lớp 5 tự chèo thuyền đi học. 
 
Mong manh đò nhỏ đến trường
Các em nhỏ cho biết, đi đò quan trọng nhất là giữ thăng bằng, người chèo và kể cả người ngồi không được đùa nghịch, phải mặc áo hoặc đeo cặp phao. Đã có lần do ngồi không cân thuyền nên bị ngã, nhưng do đều biết bơi và người lớn phát hiện nên các em không sao. 
 
Mong manh đò nhỏ đến trường
Cô Nguyễn Thị Thạo, Hiệu trưởng Trường tiểu học Sơn Hải cho biết, trường có 5 điểm học lẻ ở các thôn Cầu Sắt, Đấp, Tam Chẽ, Cổ Vài và Đồng Mậm. Hiện có 126 em đi học bằng thuyền vào mùa nước lớn, mùa nước cạn là 84 em và có 66 em chưa có cặp phao và áo phao. Trong đó, Đồng Mậm là nơi xa xôi, khó khăn nhất.  
 
Mong manh đò nhỏ đến trường
Khu Đồng Mậm của Trường Tiểu học Sơn Hải mới được xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2006. Mỗi năm, nhà trường chỉ có vài chục học sinh.
 
 
Mong manh đò nhỏ đến trường
 
Không chỉ học sinh vất vả, để vào khu này, các thầy cô cũng mất một tiếng chạy thuyền máy. Buổi tối, ở đây chưa có điện, các thầy cô phải thắp đèn dầu soạn giáo án, không liên lạc được với bên ngoài, ngày cuối tuần mới về cùng gia đình. Điều kiện đến trường khắc nhiệt nhưng lực học các em không thua kém các khu khác.
 
 
Vất vả là thế nhưng có một điều lạ là nhà nào ở Đồng Mậm cũng cho con đi học đến cùng.
Vất vả là thế nhưng có một điều lạ là nhà nào ở Đồng Mậm cũng cho con đi học đến cùng.
 
 
Vất vả là thế nhưng có một điều lạ là nhà nào ở Đồng Mậm cũng cho con đi học đến cùng.
Anh Trương Văn Quảng, Trưởng thôn Đồng Mậm cho biết, tỷ lệ học sinh khá giỏi ở Đồng Mậm là 70%, không có học sinh yếu kém. Tỷ lệ vào cấp 3 của thôn cũng vào khoảng 70%. Những lứa học sinh đầu ở Đồng Mậm đã có 2 em đỗ Đại học, 1 em đỗ Cao đẳng.
 
Theo Thành An
Lao Động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm