Minh bạch và trung thực là vấn đề số một của thi cử

Trả lời phỏng vấn Tiền Phong, GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse, Pháp) cho rằng, đổi mới thi cử là điều cần thiết, nhưng các trường ĐH vẫn nên tổ chức thi tuyển sinh…

Minh bạch và trung thực là vấn đề số một của thi cử

GS Nguyễn Tiến Dũng cho rằng việc đổi mới ra đề thi sẽ không làm giảm được chuyện gian lận, quay cóp (Ảnh minh họa thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại Trường THPT Quang Trung - Hà Nộiȩ. Ảnh: Như Ý

GSNguyễn Tiến Dũng nói: Muốn đổi mới thi, đầu tiên Bộ GD&ĐT phải xác định mục đích thi để làm gì? Nếu thi là để cho tất cả học sinh đều đỗ cả thì chuyện thi thành ra không còn nhiều ý nghĩa. Con số đỗ 98 – 99% hoàn toàn ɫhông thể hiện học sinh của chúng ta giỏi hay dốt mà chỉ thể hiện ý muốn chính trị của các cấp quản lý. Muốn bao nhiêu phần trăm đỗ thì đỗ bấy nhiêu, cái đó là tự họ quyết định.

GS
Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse, Pháp)


GS Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse, Pháp)

Do đó vấn đề cần được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam là làm sao thi cử minh bạch và trung thực, cái mà chúng ta còn thiếu. Đổi mới nhưng không đem lại đượcȠsự trung thực và minh bạch thì không phải là cái đổi mới căn bản.

Bộ ra đề chung rồi các địa phương tự tổ chức thi như hiện nay tôi thấy cũng được. Việc ra chung một đề có cái hay là có một mặt bằng chung để đánh giá, nếu mỗi nơi thi một đề tɨì việc đánh giá so sánh sẽ khó.

Các địa phương tự tổ chức thi là đương nhiên, bởi Bộ không thể nào quán xuyến hết được. Cái chính là Bộ phải có phương pháp để đảm bảo sự minh bạch, sự trung thực. Cái này là vấn đề khó giải quyết ở Việt Nam.Ƞ

Tạo lối thoát cho người học

Hiện đang có đề xuất Bộ GD&ĐT tổ chức bốn bài thi theo hướng tổng hợp, trong đó kiểm tra được kiến thức, năng lực toàn diện, giáo sư nghĩ thế nào?

Theo tôi việc trộn các mônȠvào nhau trong một bài thi là điều khó thực hiện. Tôi chưa rõ người ta sẽ thực hiện thế nào.

Có thể nó giống như kỳ thi SAT của Mỹ?

SAT cũng là một kỳ thi hay bởi tạo được cái chuẩn đánh giá. Nếu mình làm được một kỳ thi giốnɧ như SAT thì cũng tốt. Thi cử chỉ có tính đánh giá tương đối, không có lựa chọn nào hoàn hảo. Có thể có những ý tưởng rất hay nhưng vấn đề phải xem khi thực hiện mình có thực hiện được đúng ý tưởng hay đó không mới là vấn đề khó.

Như giáoȠsư nói, điều chúng ta cần nhất trong thi cử hiện nay là trung thực, minh bạch. Để đạt được điều này thì yếu tố nào quan trọng, cách thức tổ chức, nội dung đề thi, hay chấm thi?

Như tôi nói, có những ý tưởng hay nhưng vấn đề có hiện thực ɨóa được cái hay đó không! Chẳng hạn thi trắc nghiệm là một ý tưởng hay, khó có tiêu cực trong chấm thi vì chấm bằng máy, nhưng áp dụng ở ta lại thành dở vì những tiêu cực nảy sinh trong quá trình thí sinh làm bài thi. Thành ra lại phải sử dụng hình thứɣ thi nào đó để không gian lận được trong khâu coi thi. Thật ra, để giải quyết vấn đề trung thực là vô cùng khó.

Có ý kiến cho rằng có thể khống chế gian lận thi cử bằng đổi mới việc ra đề?

Đã muốn gian lận thì thiếu gì cáchȡ Nếu thí sinh có thể được nhận lời giải từ bên ngoài, thậm chí từ giám thị thì họ cần gì mang tài liệu vào! Thực tế cho thấy có những nơi giám thị trông thi không phải trông làm sao để thí sinh không quay cóp mà trông để làm sao người ngoài không nhìn ɴhấy chuyện đó. Như vậy bản thân cái đề không thể làm giảm được chuyện quay cóp.

Để tháo nút gỡ này, cái chính là giảm sức ép phải đỗ cho học sinh. Anh muốn người ta trung thực nhưng lại không tạo lối thoát cho người thi trượt nên họ phải cố ɴìm cách không trung thực để đỗ. Vấn đề không phải nằm ở kỳ thi mà nằm ở hệ thống. Chỉ thay đổi thi cử không thôi thì không thể nào giải quyết được.

Có lẽ nên tạo cơ chế để học sinh có thể đỗ dần dần, hoặc đỗ từng phần. Anh không đỗ toán mà cɨỉ đỗ địa, anh vẫn được công nhận đã học xong chương trình, vẫn đi làm công nhân được. Hoặc năm nay anh đỗ môn toán, sang năm đỗ môn sử, sang năm nữa anh đỗ môn văn…

Anh có thể tích luỹ kết quả thi, không nhất thiết phải đỗ hết trong một kỳ tɨi mà đỗ dần trong một vài năm thì sức ép để không trung thực giảm đi. Cần phải tạo lối thoát cho người học thì mới mong họ trung thực.

Tuyển sinh ĐH nên tiến hành theo một cách riêng

Như vậy, khi tổ chức được một kỳ thi ɱuốc gia đảm bảo trung thực, minh bạch, chúng ta có thể lấy kết quả đó để xét tuyển ĐH?

Chuyện tuyển sinh ĐH ở Việt Nam lại còn phức tạp hơn nữa! Lẽ ra với nhiều trường ĐH họ có thể căn cứ vào quá trình học ở phổ thông để xét tuyển nhưng ở Việt Nam điểm quá trình học không thể hiện được chất lượng học do lạm phát điểm hay có thể “mua, xin” điểm. Do đó mà cần phải có một kỳ thi chung, kỳ thi này có thể chưa được tổ chức tốt nhưng một khi đã thi rồi thì “mua” hay “xin” điểm cũng sẽ khó hơn.

Hơn nữa, các trường ĐH vẫn phải có kỳ thi tuyển sinh của riêng mình, không chỉ vì kết quả kỳ thi chung chưa đáng tin cậy mà còn bởi mục tiêu của hai kỳ thi khác hẳn nɨau. Cho dẫu chúng ta tìm được cách thức tổ chức thi cử mà kết quả tương đối đáng tin cậy thì việc tuyển sinh ĐH vẫn phải tiến hành theo một cách riêng.

Giáo sư có thể giải thích cụ thể hơn không?

Như tôi đã nói, mục đích thɩ phổ thông và thi ĐH hoàn toàn khác nhau, như thế trước hết đề thi phải khác nhau.

Với những trường ĐH mà tính cạnh tranh không cao thì họ có thể xét tuyển từ kết quả thi phổ thông. Nhưng những trường ĐH có tính cạnh tranh gay gắt thì những ɥm đỗ phải là những em giỏi nhất trong số những em có nguyện vọng vào trường.

Với những trường này, nếu đề thi ra giống đề phổ thông thì có quá nhiều học sinh đạt điểm gần tuyệt đối và họ rất khó phân biệt ai giỏi hơn ai trong số đó. Họ phải c˳ một đề thi sao cho chỉ có một tỷ lệ nhỏ các thí sinh đạt điểm cao.

Kinh nghiệm của các trường ĐH nước ngoài cho thấy nếu trường cùng đẳng cấp thì có thể cùng chung một đề. Nếu hai trường đẳng cấp khác nhau quá xa mà dùng chung một đề thì hoặɣ là tồi cho trường này, hoặc tồi cho trường kia, hoặc tồi cho cả hai.

Cảm ơn giáo sư Nguyễn Tiến Dũng!

Kỳ thi ba chung Ƞnhững năm qua vẫn nhận được sự đánh giá tích cực từ dư luận, còn giáo sư?


Theo tôi hiệu quả của kỳ thi ba chung hàng năm ở mức độ vừa phải. Ví dụ đỗ được vào ngành Bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội thì may hơn khôn. ȼ/p>

Tất nhiên, khi đã chọn toàn người giỏi vào rồi thì giỏi vừa hay giỏi nhiều vẫn là giỏi. Nhưng xét trên sự công bằng với từng thí sinh thì tôi nghĩ là chưa công bằng.

Một kỳ thi mà phải những người điểm gần tuyệt đối mới đỗ, tɨì đó là kỳ thi mà việc đỗ trượt dựa vào sự may hơn khôn đối với cả các học sinh xuất sắc, chứ không phải là một kỳ thi hiệu quả.

Theo Quý Hiên – H.T- Nguyễn Dũnɧ

Báo Tiền Phong