Mất nhiều năm đi học để rồi làm trái ngành, có đáng không?
(Dân trí) - Tình trạng làm trái ngành, trái nghề với ngành đào tạo gốc đang dần trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội. Tại sao mất nhiều năm lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc để rồi làm công việc không đúng chuyên môn. Giải pháp cho vấn đề này là gì?
Thực trạng sinh viên ra trường làm trái ngành nghề
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có khoảng 200.000 sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm. Còn theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, khoảng 60% sinh viên ra trường làm trái ngành, không đúng với chuyên môn được đào tạo.Hệ luỵ mang tới không chỉ cho bản thân người học mà còn lãng phí nguồn tài nguyên tại các trường học trong suốt nhiều năm, chưa kể đến các doanh nghiệp khi tuyển dụng những nhân sự này cũng mất rất nhiều thời gian để đào tạo lại.
Điều gì đã tạo nên vòng xoáy luẩn quẩn “chọn sai ngành – học – làm trái ngành”?
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng làm trái ngành
Bước sang giai đoạn trưởng thành, các bạn học sinh THPT chưa đủ kinh nghiệm để tự đưa ra quyết định. Đối với việc chọn ngành, chọn việc tương lai cũng vậy, nhiều bạn trẻ bị gia đình áp đặt suy nghĩ chọn việc theo “cha truyền con nối”, hay bị kì vọng quá nhiều phải vào ngành này, ngành kia cho vừa lòng bố mẹ, cho rạng danh dòng họ…v.v.
Một số khác, các bạn phần lớn chưa có nhiều định hướng về nghề nghiệp tương lai, nhắm mắt vơ bừa theo trào lưu xu hướng, theo bạn bè, mà không có sự tìm hiểu, tư vấn về tiềm năng ngành, không biết khả năng có phù hợp với ngành hay không? Dẫn đến việc đưa ra quyết định một cách mơ hồ và có phần thụ động.
Không ít bạn trẻ, mất nhiều năm đi học, đến khi đi làm, va vấp với môi trường thực thế, tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác nhau mới nhận ra mình không thực sự phù hợp với ngành đã chọn, Hoàng Hữu Nghĩa, học viên Aptech (cơ sở 590 Cách mạng tháng Tám) là một ví dụ. Từng tốt nghiệp khoa Xây dựng của một trường đại học danh tiếng ở thành phố HCM, nhưng rồi cũng đành rẽ hướng vì không đủ đam mê. Hữu Nghĩa chia sẻ: “Hồi đó mình đi học theo định hướng của gia đình, ra trường đi làm được nửa năm, áp lực theo công trình, cộng với tình yêu không đủ lớn, mình quyết định chuyển ngành CNTT vì nhìn thấy cơ hội nghề nghiệp cao”.
Nhìn ở một góc độ khác, chính việc đào tạo quá chung chung, không có mục tiêu đầu ra rõ ràng, khiến sinh viên thiếu định hướng về ngành nghề, môi trường làm việc, cũng là nguyên nhân chính tạo nên lượng lớn sinh viên làm trái ngành.
Giải pháp hạn chế tình trạng làm trái ngành
Công nghệ ngày càng phát triển, theo đó mở ra cơ hội giúp các bạn tiếp cận thông tin đầy đủ hơn. Một lời khuyên cho những bạn trẻ trước khi chọn ngành nghề tương lai:
- Bước 1: Tạo một danh sách các ngành yêu thích, có tiềm năng phát triển.
- Bước 2: Tìm hiểu thông tin, định hướng nghề qua người thân đang làm công việc đó, hay qua những buổi tư vấn hướng nghiệp,…v.v.
- Bước 3: Xác định các tiêu chí lựa chọn ngành, trong đó tiêu chí chất lượng và thực hành được đặt lên hàng đầu.
- Bước 4: Tìm kiếm đơn vị đào tạo phù hợp với tiêu chí đưa ra.
Rất ít bạn ngay từ đầu đã biết mình thích gì và muốn làm gì, theo các bước trên, chắc chắn các giải pháp trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng với những bạn có ý định lựa chọn ngành CNTT, lĩnh vực có tốc độ thay đổi chóng mặt, luôn đòi hỏi đổi mới, nhiều thách thức nhưng vô cùng tiềm năng. Khi bạn chọn đúng, bạn sớm có trong tay nền tảng kiến thức về lĩnh vực này, bạn sẽ làm chủ được công nghệ và có nhiều cơ hội phát triển trong ngành nghề này.
Aptech: Hướng đi khác biệt, đào tạo lập trình chuyên sâu
Tiên phong trong đào tạo lĩnh vực CNTT trên thế giới và ở Việt Nam, Aptech mang đến lộ trình học tập rõ ràng, trúng mục tiêu cho những học viên đam mê công nghệ ngay từ đầu. Chương trình đào tạo tại Aptech đầu tư đào tạo lập trình là ngành học chủ chốt, không đào tạo đa ngành, lan man, mà tập trung nâng cao chất lượng giảng dạy.
Nhờ vậy mà Nguyễn Quang Trung, học viên Aptech (cơ sở số 8A Tôn Thất Thuyết), từ “con ngựa hoang” thay đổi đủ trường để tìm kiếm đam mê, cuối cùng cũng tìm được “bến đỗ” trở thành lập trình viên, minh chứng bằng việc giành giải cao trong cuộc thi DEV20 và được Lotus - Mạng xã hội đầu tiên của Việt Nam tuyển dụng khi chỉ hết học kì 2.
Lựa chọn luôn là điều khó khăn và khó khăn hơn khi phải chọn đúng ngay từ đầu, vì thế hãy chuẩn bị kỹ càng, tìm hiểu từ sớm để có thể lựa chọn ngành học phù hợp nhất với bản thân, “xóa nạn” làm trái ngành không đáng có trong tương lai!
Trường Thịnh