Làm thế nào để sinh viên học Dược ra trường có việc làm ngay?
Tại buổi hội thảo “Định hướng phát triển khoa Dược - Đại học Thành Tây” được tổ chức tại Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, chương trình đào tạo ngành Y = Dược ở Việt Nam hiện nay còn nặng về lý thuyết, việc giảng dạy trong trường chưa gắn nhiều với thực hành nên chất lượng nguồn lực chưa cao…
Mới đây, tại trường Đại Học Thành Tây đã diễn ra buổi hội thảo “Định hướng phát triển khoa Dược - Đại Học Thành Tây”. Tham dự chương trình có Dược sĩ Từ Việt Lan - Giám Đốc Trung Tâm Đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp của Cục quản lý Dược thuộc Bộ Y tế; ông Pankaj - Trưởng đại diện CIPLA tại Việt Nam; TS. Đặng Xuân Tin - Phó hiệu trưởng trường Đại Học Thành Tây; GS.TS Võ Xuân Minh, nguyên phó hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ tịch hội đồng học hàm giáo sư ngành Dược, Trưởng Khoa Dược - ĐH Thành Tây; cùng nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực đào tạo Y Dược ở Việt Nam.
Nhiều trường đào tạo còn nặng về lý thuyết
Tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho biết, hiện nay công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức. công tác đào tạo hiện nay ở một số trường hầu như chỉ chú trọng đến kiến thức chuyên môn, hệ thống môn chính, môn phụ được tiến hành đơn giản. Thậm chí, nhiều cơ sở đại học việc dạy và học không gắn với thực tiễn, cơ sở vật chất nghèo nạn, lạc hậu. Dù chúng ta đang bước vào thời kỳ hội nhập, cơ cấu ngành Dược đã có nhiều thay đổi so với trước kia song chương trình đào tạo thì lại không có sự “chuyển mình” để theo kịp.
“Tôi lấy ví dụ như việc dạy và học Tiếng anh vẫn chưa được chú trọng. Nhiều sinh viên ra trường không tự tin giao tiếp và sử dụng tiếng Anh để phục vụ cho công việc. Trong khi hiện nay, nhu cầu tuyển dụng ngành Dược trong công ty, tập đoàn nước ngoài ở Việt Nam là rất lớn…”, một chuyên gia trong lĩnh vực đào tạo nói.
Chuyên gia này cũng cho rằng, ở nhiều nước trên thế giới, các trường đào tạo ngành Dược có sự liên kết rất chặt chẽ với các doanh nghiệp. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được tạo điều kiện thực hành, tham gia trực tiếp vào quy trình sản xuất của doanh nghiệp. “Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ thi tuyển vào các khóa tuyển dụng của doanh nghiệp. Nếu thi đỗ, các em sẽ trải qua thời gian đào tạo kéo dài vài tháng là đủ yêu cầu để đáp ứng công việc. Quy trình này diễn ra rất chuyên nghiệp, thông thoáng”.
Hội trường lớn của ĐH Thành Tây chật kín sinh viên trong buổi khai giảng năm học 2016-2017.
Chia sẻ về việc đào tạo nhân lực nguồn Dược ở Ấn Độ, ông PanKaij (Trưởng đại diện CIPLA - một công ty Dược nổi tiếng ở Ấn Độ có chi nhánh ở Việt Nam) cho biết, sinh viên học dược ở Ấn thường được đi thực tập hoặc có các khóa và chương trình ngoại khóa giúp các em làm quen với công việc trước khi ra trường. Việc thực hành diễn ra khá thường xuyên và đây là một yêu cầu bắt buộc để tốt nghiệp.
“Tôi không biết ở Việt Nam các bạn có những hoạt động tương tự hay không nhưng tôi hy vọng các em sẽ luôn được tạo điều kiện để vừa học vừa thực hành, khi ra trường có thể bắt tay vào công việc ngay”, ông PanKaij nói.
Đại diện doanh nghiệp này cũng cho biết, ngành Dược ở Việt Nam hiện nay khá phát triển vì thế nhu cầu tuyển dụng nhân lực cũng nhiều cơ hội và đa dạng. Sinh viên Việt Nam có ưu điểm là chăm chỉ, biết lắng nghe và sẵn sàng để học hỏi. Tuy nhiên, các kỹ năng mềm và ngôn ngữ tiếng Anh thì cần phải nỗ lực để hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt nhu cầu công việc
Khoa Dược - ĐH Thành Tây nỗ lực đổi mới đáp ứng nhu cầu thực tế
Nhìn nhận về vấn đề này, GS-TS Võ Xuân Minh (Trưởng khoa Dược - ĐH Thành Tây) cho biết chính vì xác định được vai trò quan trọng của việc đổi mới chương trình mà ngay từ khi thành lập, trường đã có sự nghiên cứu, đổi việc dạy và học để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Sinh viên ĐH Thành Tây tham gia hiến máu nhân đạo.
Song song với việc học, sinh viên ĐH Thành Tây còn rất tích cực trong các hoạt động cộng đồng.
Trong đó, đổi mới lớn nhất là chương trình đào tạo ngoại ngữ theo chuẩn quốc tế, tiến tới chuẩn đầu ra 6.0 IELTS. Thời lượng học tiếng Anh chuyên ngành Dược tăng gấp 3 lần so với chương trình đào tạo dược sĩ đại học mà Bộ GD-ĐT quy định. Chương trình học “Kinh tế Dược” cũng có sự đổi mới mạnh mẽ. Giáo trình được dịch và biên soạn từ các tài liệu nước ngoài, của các chuyên gia hàng đầu. Trong đó, tích hợp các kiến thức về marketing giúp các em có thể tự mình lên các phương án kinh doanh cụ thể trong lĩnh vực Dược.
Điều đặc biệt, khoa Dược – ĐH Thành Tây đã xây dựng mô hình đào tạo tiên tiến, “trường học thực hành”. Trong đó, thời gian thực tế chiếm 25% chương trình đào tạo.
Ngay từ năm thứ nhất ĐH, các em sinh viên đã được tạo điều kiện thực hành tại các doanh nghiệp, cơ sở y tế nhằm giúp các em áp dụng ngay lý thuyết vào thực tiễn, sử dụng hiệu quả những kiến thức đã học ngay khi ra trường.
“Mục tiêu của trường, đề ra là 100% sinh viên được tư vấn, tạo điều kiện tìm việc làm và tiếp cận với các cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong quá trình học tại trường, ngoài việc trang bị các kiến thức chuyên môn, chúng tôi cũng luôn có các chương trình ngoại khóa, hoạt động tình nguyện để giúp các em sinh viên trang bị, hoàn thiện các kỹ năng mềm”, GS Minh khẳng định.
Khoa Dược – ĐH Thành Tây đã xây dựng mô hình đào tạo tiên tiến, “trường học thực hành”. Trong đó, thời gian thực tế chiếm 25% chương trình đào tạo.
Chuyên gia này cũng khẳng định với đội ngũ giỏi với 70 giảng viên cơ hữu, có 5 thầy đã từng tham gia Ban giám hiệu các trường Đại học Y, Dược và 24 phó giáo sư, tiến sĩ là các chuyên gia đầu ngành, được đào tạo từ nhiều nước trên thế giới, đã từng giảng dạy ở các trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế sẽ thực hiện tốt sứ mệnh: “Đào tạo con người toàn diện, hài hòa, giỏi chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng hội nhập quốc tế”. Thời gian tới, Khoa Dược – ĐH Thành Tây sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, nỗ lực đổi mới để ngày một hoàn thiện chương trình học cũng như tạo ra sự khác biệt trong quá trình đào tạo.
Dù chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, song cuộc hội thảo phần nào đã đặt ra các vấn đề trong việc đào tạo nguồn nhân lực Dược ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, cũng giúp các cơ sở đào tạo nỗ lực trong việc hoàn thiện, thay đổi chương trình học để đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Đối tượng tuyển sinh của trường:
PHƯƠNG THỨC TUYỂN SINH | |
Xét điểm thi đại học | Xét điểm học bạ |
• Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT có dự thi xét tuyển đại học năm 2017. • Điều kiện xét tuyển: Thí sinh đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau: • Điểm bài thi độc lập (Toán) và bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật Lý-Hóa Học-Sinh Học) đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định; • Điểm của 1 trong 4 tổ hợp các môn thi sau: (Toán-Lý-Hóa, Toán-Sinh-Hóa, Toán-Lý-Sinh, Toán-Hóa-Tiếng Anh) đạt từ điểm sàn trở lên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo | • Đối tượng xét tuyển: • * Thí sinh tốt nghiệp THPT (1) • * Thí sinh tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng Dược (2) • * Thí sinh tốt nghiệp Đại học các ngành có điều kiện xét tuyển tương đương (3) • - Điều kiện xét tuyển: Thí sinh có tổng điểm các môn học lớp 12 của 1 trong 4 tổ hợp môn (Toán-Lý-Hóa,Toán-Sinh-Hóa, Toán-Lý-Sinh, Toán-Hóa-Tiếng Anh) đạt 18 điểm trở lên. • Lưu ý: Đối với các nhóm thí sinh (2) và (3) sẽ được xét kết quả học tập các môn đã học và được đăng ký học vượt thời gian so với thí sinh tốt nghiệp THPT |
Liên hệ nộp hồ sơ:
• Đăng ký tại http://khoaduoc.edu.vn/tuyensinh2017/
• Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Khoa Dược - Trường Đại Học Thành Tây
- Địa chỉ: Phòng 107, 109 nhà C2 – Trường ĐH Thành Tây – Tổ 8 – Phường Yên Nghĩa – QuậnHà Đông – TP. Hà Nội.
- Điện thoại: 04.33525708 / 0904.73.65.75.
- Hotline: 0936 695 919
- Websize: http://khoaduoc.edu.vn/ và http://tuyensinhkhoaduocthanhtay.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/khoaduocdaihocthanhtay/
Thời gian thu nhận hồ sơ đợt 1: từ 01/5/2017 đến 31/8/2017. Khai giảng dự kiến tháng 8/2017.
H.T