"Không nên xem tiếng Anh đơn thuần chỉ là môn học ngoại ngữ"

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Ngày nay, tiếng Anh không chỉ được xem là ngoại ngữ, mà thông qua tiếng Anh, trẻ hình thành một bộ kỹ năng tương lai và tư duy cần thiết cho những công dân thành công.

Chị Đàm Thu Hương (quận 3, TPHCM) chia sẻ, điểm thi môn tiếng Anh của con gái lúc nào cũng đứng nhất nhì lớp. Bản thân chị dù công việc bận rộn vẫn chịu khó mỗi tuần 2 buổi đưa con đến lớp luyện thêm với các thầy cô tại các trường có tiếng.

Vì thế, chị Hương vẫn khá yên tâm về thành tích học tập của con cho đến ngày đi du học, chị Hương lại bất ngờ khi con gặp khó khăn trong hòa nhập với môi trường mới.

Trong khi các bạn tự tin, biết làm việc nhóm và rất năng động sử dụng công nghệ để tiếp cận và chọn lọc các nguồn thông tin, con chị vẫn chật vật với những bài thuyết trình vốn không phải sở trường do đã quen với phương pháp học thụ động trước đây.

Với các hoạt động đòi hỏi giao tiếp, con càng trở nên thiếu tự tin do tâm lý sợ sai và quá cầu toàn về ngữ pháp. Nhận ra vấn đề thì đã muộn, cứ ngỡ mình đã cho con những điều kiện tốt nhất, chị Hương vô tình bỏ lỡ khoảng thời gian mà con vốn lẽ, có thể trau dồi nhiều kỹ năng có ích cho tương lai thông qua việc học ngôn ngữ.

Không nên xem tiếng Anh đơn thuần chỉ là môn học ngoại ngữ - 1
Học ngoại ngữ là cách để trau dồi kỹ năng thiết thực cho tương lai.

Chia sẻ về điều này, ông Barnaby Pelter - một chuyên gia giáo dục hơn 25 năm kinh nghiệm tại các tổ chức giáo dục toàn cầu như Cambridge University Press, Oxford University Press, New York University, National Geographic Learning, chia sẻ, mô hình dạy và học ngoại ngữ hiện đại đã thay đổi nhiều theo xu hướng xã hội, khi mà 65% trẻ em tiểu học ngày nay sẽ lớn lên và đảm nhiệm những công việc mà chúng ta có thể chưa biết đến.

Sự bùng nổ của tự động hóa sẽ khiến 22% lao động phổ thông bị thay thế. Điều này có nghĩa là hành trang mà trẻ em cần chuẩn bị sẽ rất khác với thế hệ ba mẹ trước đây.

"Một chương trình học ngoại ngữ tốt phải là một chương trình có khả năng truyền cảm hứng và đồng thời trang bị những kỹ năng và giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu học tập. Bởi chỉ khi có thái độ không ngừng học hỏi và khám phá, con trẻ mới có thể tự tin và làm chủ tương lai của chính mình", ông Barnaby Pelter nói.

Không nên xem tiếng Anh đơn thuần chỉ là môn học ngoại ngữ - 2
Ông Barnaby Pelter (Giám đốc phát triển chiến lược sản phẩm Apollo English) đã từng tham gia xuất bản hơn 20 đầu sách học tiếng Anh được 75 triệu học sinh ở hàng trăm quốc gia sử dụng.

Đồng quan điểm trên, bà Vũ Diệu Trang - CEO một hệ thống Anh ngữ chất lượng cao cho biết, triết lý học tập cần thay đổi để chuẩn bị cho giới trẻ chủ động hơn. Điều này sẽ đòi hỏi những công dân Việt Nam thành thạo kỹ năng số, biết phân tích đánh giá thông tin, có trí tuệ cảm xúc và khả năng giao tiếp với những người nói tiếng Anh trên khắp thế giới hay thích ứng trong nhiều hoàn cảnh.

Bà Trang đang điều hành Apollo English. Tổ chức này theo đuổi phương pháp học khác biệt với niềm tin rằng, học tiếng Anh không đơn thuần là học một ngôn ngữ. Thông qua đó, giáo dục giúp trẻ trả lời được những câu hỏi lớn như: Đam mê của con là gì? Tiềm năng của con ở đâu? Hành trang và kỹ năng nào con cần có để chủ động nắm bắt tương lai của chính con?

Để làm được những điều này, ngành giáo dục phải thích ứng nhanh với những thay đổi và đón đầu xu hướng, ứng dụng công nghệ hiện đại. Theo ông Ernst Kallus - một chuyên gia với 20 năm kinh nghiệm làm việc tại các tổ chức công nghệ, giáo dục hàng đầu thế giới như Pearson, Oxford và hiện là cố vấn công nghệ cấp cao của Apollo English cho biết: "Công nghệ không thể thay thế người thầy nhưng công nghệ là nền tảng để những bài giảng sống động, thăng hoa hơn. Đây cũng là phương tiện trợ lực để giáo viên có thể phân tích thông tin, cá nhân hóa học tập cho từng học sinh.

Là trung tâm tiếng Anh chuẩn quốc tế tại Việt Nam, Apollo được những người đồng sáng lập, cũng là giáo viên nước ngoài đầu tiên của hệ thống là ông Khalid Muhmood và vợ là bà Arabella Peters đồng hành đến hiện tại. Vẫn tiếp tục nắm giữ vai trò đầu tàu, họ giữ được vẹn nguyên tâm huyết như những ngày đầu thành lập.

Đến Việt Nam từ những năm 1995, hai người ngoại quốc trẻ tuổi đem theo lòng nhiệt huyết và niềm tin rằng giáo dục có thể giúp trẻ em có được tương lai tươi sáng. Nhờ những cống hiến của mình, ông Khalid Muhmood đã được nữ hoàng Anh trao tặng tước hiệu MBE (thành viên Hoàng Gia) và là người nước ngoài được Bộ Giáo dục và Đào tạo trao tặng huân chương "Vì sự nghiệp giáo dục".

Không nên xem tiếng Anh đơn thuần chỉ là môn học ngoại ngữ - 3
Ông Khalid Muhmood và bà Vũ Diệu Trang tại Apollo English.

Sau gần 30 năm hoạt động, Apollo đã có 60 trung tâm rộng khắp toàn quốc và trở thành điểm đến của hàng triệu phụ huynh, học sinh mong muốn tìm một môi trường học chất lượng.

Không nên xem tiếng Anh đơn thuần chỉ là môn học ngoại ngữ - 4
Các bạn nhỏ tự tin trong môi trường học tập hiện đại tại Apollo.

"Hội tụ những chuyên gia hàng đầu đầy tâm huyết đã giúp Apollo không ngủ quên trên chiến thắng của mình mà luôn đổi mới với những trải nghiệm học tập đi đầu xu hướng", đại diện trung tâm nói.

Hiện tại, Apollo đang hợp tác với các đối tác hàng đầu thế giới như: National Geographic Learning, DLA, Ooolab,… để cập nhật các chương trình học tiên tiến ở các nước phát triển. Việc Apollo liên tục học hỏi xu hướng học tập của thế giới, kết hợp với những tùy chỉnh để phù hợp với văn hóa Việt Nam và môi trường học tập trong nước được kỳ vọng sẽ giúp học sinh của trung tâm tiếp tục được khơi dậy tiềm năng, tiến bộ nhanh chóng.

"Khi việc học được cá nhân hóa cho từng sở thích của trẻ, Apollo English tin rằng, con trẻ sẽ tìm ra đam mê của chính mình. Một chương trình học ngoại ngữ tốt phải có khả năng truyền cảm hứng, đồng thời giúp trẻ nuôi dưỡng tình yêu học tập. Một đứa trẻ ham học hỏi và biết cách tìm tòi có thể sẽ thành công ở nhiều thử thách", đại diện Apollo nhấn mạnh.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm