Hội thảo quốc tế ICIIT 2023 thu hút nhiều đề tài nghiên cứu tiềm năng

Tiến Thịnh

(Dân trí) - Hội thảo quốc tế về công nghệ thông tin thông minh - ICIIT 2023 đã diễn ra tại Đà Nẵng thu hút 80 dự án tiềm năng của các nhà nghiên cứu, khoa học trên thế giới và tại Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.

Quy tụ nhà nghiên cứu khoa học trên toàn thế giới 

Hội thảo ICIIT (Conference on Intelligent Information Technology) 2023 diễn ra với sự tham dự của nhiều nghiên cứu sinh nổi bật trên thế giới: Giáo sư Mohamed-Slim Alouini (Đại học King Abdullah, Ả Rập Xê Út), Giáo sư Kiyoshi Hoshino (Đại học Tsukuba, Nhật Bản), Giáo sư Rui Zhang (Đại học Quốc gia Singapore), Giáo sư Edmund Lai (Đại học Auckland, New Zealand)...

Hội thảo quốc tế ICIIT 2023 thu hút nhiều đề tài nghiên cứu tiềm năng - 1
Các nhà nghiên cứu tham gia hội thảo ICIIT 2023

Tại hội thảo ICIIT 2023, các nhà nghiên cứu cùng trao đổi về một số lĩnh vực: Multimedia Signal Processing (Xử lý tín hiệu đa phương tiện), Signal Processing (Xử lý tín hiệu), Communication Theory and Techniques (Lý thuyết và kỹ thuật truyền thông), Wireless Networks (Kết nối không dây),…

Những đề tài để lại ấn tượng tại ICIIT 2023

Các nhà nghiên cứu cho ra mắt những đề tài khai thác các ứng dụng đáp ứng đời sống hằng ngày. Một trong số đề tài nổi bật thuộc về Giáo sư Tae-Seong Kim từ Đại học Kyung Hee, Hàn Quốc.

Là chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh tại College of Electronics & Information - Global Campus, Giáo sư Kim mang đến đề tài: "Artificial Intelligence in Robotics for Natural Object Manipulation with an Anthropomorphic Robot Hand Towards Biomedical Applications" (Trí tuệ nhân tạo cho robot thao tác bằng tay trong phục vụ ngành y sinh). Đề tài của Giáo sư Kim được đánh giá khá thực tiễn và ứng dụng cao. 

Hội thảo quốc tế ICIIT 2023 thu hút nhiều đề tài nghiên cứu tiềm năng - 2
TS Phan Thị Thu Hồng - Đại học FPT Đà Nẵng tại hội thảo ICIIT 2023 (Ảnh: FPT Education).

TS. Phan Thị Thu Hồng đến từ Đại học FPT Đà Nẵng cũng để lại ấn tượng trong hội thảo ICIIT 2023. Bên cạnh vai trò một nhà nghiên cứu, bà là người điều phối chương trình. TS Thu Hồng cũng có bài thuyết trình với chủ đề "Genetic Programming for Bee Audio Classification" (Lập trình di truyền phân loại âm thanh loài ong).

Theo ban tổ chức, hội thảo ICIIT nhận được 80 báo cáo từ khắp nơi trên thế giới. Trong đó, 57 bài báo phù hợp được chọn ra và trình bày trong hội thảo. Là đơn vị đồng tổ chức, FPT Education góp mặt với 16 bài báo được chấp thuận trình bày tại hội thảo. 

Hội thảo quốc tế ICIIT 2023 thu hút nhiều đề tài nghiên cứu tiềm năng - 3

Nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao tại hội thảo ICIIT 2023.

"Qua hội thảo, Đại học FPT thể hiện trọng trách của mình trong công tác giảng dạy và đưa thế hệ trẻ kết nối với xu thế công nghệ thông tin toàn cầu. Hy vọng, ICIIT lần thứ 9 vào năm 2024 sẽ tạo nên động lực thúc đẩy tiềm năng của toàn thể thành viên tổ chức giáo dục FPT", đại diện FPT Education nhấn mạnh.

16 bài báo từ FPT Education được trình bày tại ICIIT 2023

- Fine-tuning deep neural networks and SVM to improve Vietnamese Herbal Medicine classification (Tinh chỉnh mạng lưới thần kinh sâu và SVM để cải thiện phân loại Dược liệu Việt Nam - Mentor Quách Luyl Đa, FPTU Cần Thơ).

- Classifying rice bacterial panicle blight by combining YOLOv5 model and convolutional neural network (Phân loại bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn kết hợp mô hình YOLOv5 và mạng nơ ron tích chập - Nguyễn Quốc Khang, FPTU Cần Thơ).

- First approach to digitize academic records in Vietnam using Blockchain technology (Phương pháp số hóa hồ sơ học bạ đầu tiên tại Việt Nam bằng công nghệ Blockchain - Huỳnh Quang Tiên, FPTU Cần Thơ).

- Vision transformer for pneumonia classification in X-ray images (Máy biến đổi tầm nhìn để phân loại viêm phổi trong hình ảnh X-quang - Nghiên cứu sinh Phạm Ngọc Hà, FPTU Hà Nội).

- FGW-VnText: A deep learning-based system for detecting and recognizing Vietnamese identity cards and citizen identities (FGW-VnText: hệ thống phát hiện và nhận dạng chứng minh nhân dân, căn cước công dân Việt Nam dựa trên nền tảng học sâu - Nguyễn Thị Lan Anh, Greenwich Hà Nội)

- Genetic programming for bee audio classification (Lập trình di truyền để phân loại âm thanh của ong) - TS Phan Thị Thu Hồng, FPTU Đà Nẵng).

Traffic-- lights and detection and recognition method using deep learning with improved YOLOv5 for autonomous vehicles in ROS2 (Đèn giao thông và phương pháp phát hiện và nhận dạng bằng deep learning với YOLOv5 cải tiến dành cho xe tự hành trong ROS2 - Hứa Khánh Huy, FPTU Cần Thơ).

- Combining autoencoder and YOLOv6 model for classification and disease detection in chickens (Kết hợp autoencoder và mô hình YOLOv6 để phân loại và phát hiện bệnh trên gà - Nguyễn Hoàng Khang, FPTU Cần Thơ).

- Robust autonomous driving control using auto-encoder and end-to-end deep learning under rainy conditions (Kiểm soát lái xe tự động mạnh mẽ bằng cách sử dụng bộ mã hóa tự động và học sâu từ đầu đến cuối trong điều kiện trời mưa - Phan Hồng Phúc, FPTU Cần Thơ).

- Using optimization algorithms to improve the classification of disease on rice leaf of EfficientNet-B4 model (Sử dụng thuật toán tối ưu nâng cao khả năng phân loại bệnh trên lá lúa của mô hình EfficientNet-B4 - Nguyễn Quỳnh Anh, FPTU Cần Thơ).

- Evaluation of chalkiness based on image processing approach: A case study in Vietnam (Đánh giá độ phấn dựa trên phương pháp xử lý ảnh - Nghiên cứu điển hình tại Việt Nam - Trần Văn Thuận, FPTU Cần Thơ).

- Implementing VIETGAP standard-based shrimp management system using waterfall model (Triển khai hệ thống quản lý tôm theo tiêu chuẩn VIETGAP theo mô hình thác nước - Nguyễn Văn Tiến, FPTU Cần Thơ).

- Uplink Registration-based MAC protocol for IEEE 802.11ah networks. SERVER: Multi-modal speech emotion recognition using transformer-based and vision-based embeddings" (Giao thức MAC dựa trên đăng ký đường lên dành cho mạng IEEE 802.11ah. Máy chủ: nhận dạng cảm xúc giọng nói đa phương thức bằng cách sử dụng nhúng dựa trên biến áp và dựa trên tầm nhìn - Nhóm tác giả FPTU TPHCM).