Giao lưu với hiệu trưởng đại học trẻ nhất Việt Nam về triết lý giáo dục mới
(Dân trí) - Từ 2h chiều nay, Hiệu trưởng Đại học FPT, Tiến sĩ Đàm Quang Minh - hiệu trưởng đại học trẻ tuổi nhất Việt Nam bắt đầu giao lưu với bạn đọc về triết lý giáo dục và định hướng việc học, việc làm cho thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới. Mời bạn đọc theo dõi.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Tô Hoàng Bẩy - Giới tính: Nam - Tuổi: 35 Thưa thầy Minh, trong tương lai nền giáo dục nước ta có thể sánh ngang với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới được không? Vì tôi được biết hiện nay có những sinh viên ra trường có bằng giỏi nhưng không làm được việc.
ȼP dir=ltr>TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:Nói chung nền giáo dục thế giới hiện nay đang không theo kịp được sự phát triển chung của công nghệ. Có thể thấy ngay thời điểm hiện ɴại rất nhiều công nghệ mới đang được phát triển và áp dụng do các công ty công nghệ. Tỉ lệ này ngày càng cao hơn so với các trường đại học. Do vậy các trường đại học trên thế giới đang phải chuyển đổi rất mạnh.
Trần Thị Hương - Hà Nội - 52 tuổi
Anh Đàm Quang Minh thân mến, anh có thể chia sẻ những mong muốn dự định gần của anh khi trở thành một Hiệu trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam không? Đối với anh thì việc trở thành người đứng đầuȠmột ĐH có tiếng như ĐH FPT ở độ tuổi 35 là cơ hội hay thách thức?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Xin cám ơn chị Hương đã quan tâm. Tôi cho rằɮg thời điểm hiện tại là cơ hội và thách thức cho cả Việt Nam để thực sự hội nhập. Từ năm 2015, khối Asean sẽ thành lập khối kinh tế chung và khi đó người lao động trong khối sẽ tự do làm việc trong khối. Chúng ta sẽ phải cạnh tranh và có cơ hội làm việc dễ dàng tại tất cả các quốc gia trong khu vực. Làm sao để sinh viên Việt Nam coi đây thực sự là cơ hội phát triển thì cần phải có phương thức đào tạo mới, tiên tiến hơn. Xu thế quốc tế hóa giáo dục là phương thức không thể lùi lại. Để trở thành trường quốc ɴế, chúng ta cần có chương trình đào tạo quốc tế, giảng viên quốc tế và sinh viên quốc tế. Trường Đại học FPT đang từng bước triển khai để có được tất cả những việc này và gặp rất nhiều thách thức. Chúng tôi mong muốn các trường đại học của Việt Nam thay vˬ loanh quanh với những vấn đề trong nước thì hãy hướng ra quốc tế, trường Đại học FPT luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực.
Hoàng Xuân Hạnh - Nam - 38 tuổi
Theo Tiến sĩ giải pháɰ nào khắc phục cho tình trạng bất cập giữa đào tạo và việc làm ở Việt Nam hiện nay? (Số SV được đào tạo quá nhiều so với nhu cầu, ra làm việc không đúng ngành nghề, cơ chế tuyển dụng còn nhiều bất cập...).
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo ĐH FPT:
Lê Văn Đức - Nam - 41 tuổi
Xin chào TS Hồng Phương! Trước tiên cho tôi gửi lời chúc sức khỏe đến TS và gia đình. TS có nghĩ về việc đào tạo SV vừa kiến thức khoa học vừa lýĠtưởng sống có ý nghĩa? Ngoài nghề nghiệp để kiếm tiền còn có mục đích khác nữa không?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Phạm Trung Nhân - Hà Nội
Xin anh cho biết cụm từ “xuất khẩu giáo dục” nghĩa là gì? Có phải là anh muốn đưa sinh viên FPT sang học ở các nước theo diện trao đổi sinh viên giữa các trường?ĠNhư vậy có phải FPT sẽ trở thành cầu nối cho các sinh viên có nhu cầu đi du học không?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Nguyễn Thị Thu Trà - 38 tuổi - Hà Nội
Tôi thấy anh đề cập về một trường đại học hướng ra quốc tế, tức là anh muốn xây dựng trường FPT thành mộŴ trường đại học mang tầm vóc của thế giới với nhiều sinh viên quốc tế theo học? Nền giáo dục ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều bất cập và học sinh đang tìm cách đi du học tràn lan, tại sao anh tin rằng sinh viên các nước sẽ chọn Việt Nam để đến du học? FPT có những lợi thế gì để họ phải lựa chọn trong khi nền giáo dục nước họ tốt gấp mấy lần ta?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Lý Khánɨ Linh - Đà Nẵng
Xin thầy cho biết tỉ lệ sinh viên ra trường được làm việc tại nước ngoài là bao nhiêu ạ? Và điều kiện để xin được việc ở nước ngoài là gì, nhà trường hỗ trợ hay sinh viên phải tự tìm việc để apply ạȿ
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Trường Đại học FPT tính đến tháng 11/2013 có 11% sinh viên tốt nghiệp tại ĐH FPT đã và đang làm việc tại nước ngoài chủ yếu ở Nhật Bản, Singapore và Mỹ. Đây chưa phải con số mong ước của chúng tôi nhất là bối cảnh sắp tới khi thành lập Khối kinh tế chungȠASEAN.
Đối với sinh viên sau khi tốt nghiệp, các bạn có thể tự ứng tuyển vào các công ty mà mình yêu thích hoặc liên hệ phòng Công tác Sinh viên của trường để được hỗ trợ.
Trương Văn Định - 20 tuổi - Hoàng Mai, Hà Nội
Chào thầy ạ, em muốn xin thông tin về sinh viên quốc tế du học tại trường hiện nay là bao nhiêu, và đến từ những nước nào ạ? Em rất muốn được học trong môi trường quốc tế như ở FPT và được giao lưu với các bạn sinh viên quốc tế, các bạn sinh viên này ở chung KTX với sinh viên Việt Nam hay phải ở riêng một khu khác ạ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Nguyễn Thanh Trần - Nam - 40 tuổi
Một thực trạng hiện nay của ngành giáo dục là đang chạy đua với bệnh "thành tích". Và chạy điểm đầu vào Đại học của không ít bậc phụ huynh. Vậy Hiệu trưởng có dự định và kế sách gì cho ngành giáo dục trong tương lai không?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Dự định cho nền giáo dục Việt Nam theo tôi là nhiệm vụ chủ yếu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Với Trường Đại học FPT tôi khẳng định là sẽ đảm bảo môi trường trong sạch và có cơ hội phát triển tốt cho cả cán bộ giảng viên lẫn sinh viên. Ở đây, sẽ không có việc chạy điểm hay bịĠthầy cô trù dập. Cũng sẽ không có chuyện chạy việc để vào làm mà các giảng viên giỏi sẽ được chào đón và ưu đãi.
Phạm Tuấn Hải - Nam - 56 tuổi
Thưa ông hiệu trưởng, tôi muốn mời ông tới Yên łái giao lưu với các doanh nghiệp, điều này có phải là mơ ước không thưa ông?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Nguyễn Vân Anh - Nữ - 18 tuổi
Thưa TS Nguyễn Hồng Phương, tôi rất quan tâm đến ngành Kỹ thuật phần mềm của ĐH FPT, cô có thể cho tôi hỏi sinh viên ngành này ở ĐH FPT sẽ được học và thực hành thế nào? Các bạn có cơ hội để tham gia các cuộc thi phần mềm lớn chưa nhỉ?ļ/P>
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Chào Vân Anh. Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật Phần mềm của Trường Đại học FPT được xây dựng tuân thủ chuẩn quốc tế ACM và gồm 5 khối kiến thức: chuyên môn, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội và thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài kiến thứcĠchuyên môn được giảng dạy theo giáo trình quốc tế, sinh viên còn được học 2 ngoại ngữ: tiếng Anh và tiếng Nhật. Ngoài ra, sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng mềm như kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế. Điểm đặc thù trong chương trình đào tạo cᷧa Trường Đại học FPT là từ năm thứ ba, 100% sinh viên được thực tập thực tế tại các doanh nghiệp thành viên của tập đoàn FPT (như FPT Software) hoặc các đơn vị đối tác lớn của Tập đoàn FPT.
Nguyễn Mai Hoa - 47 tuổi
Chào chị Hồng Phương. Xin hỏi, sinh viên học ở Trường Đại học FPT làm thế nào để có thể ra nước ngoài học và làm việc? Cơ hội do nhà trường giới thiệu hay đến từ đâu, và chi phí thế nào?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Chị Mai Hoa kính mến. Sinh viên Trường Đại học FPT có rất nhiều cơ hội để có thể ra nước ngoài học và làm việc.
Cụ thể:
Chương trình Trao đổi sinh viên được ký kết với các trường ĐH ở nước ngoài ɳẽ xem xét để đưa 2 đến 4 sinh viên mỗi năm/trường. Những sinh viên này phải đạt kết quả học tập xuất sắc trong top 10 của khoá. Hiện tại, trường có các chương trình trao đổi với nhiều trường đại học uy tín của các quốc gia như Nhật, Đức, Pháp, Hà Lan, Tháɩ Lan v.v... dành cho sinh viên cả hai khối ngành CNTT-TT và Kinh tế - Tài chính.
Bên cạnh đó, Trường còn có rất nhiều chương trình hợp tác đào tạo với các trường uy tín tại nước ngoài, và khuyến khích các sinh viên tham gia nhữnɧ chương trình này. Có thể kể đến chương trình "Học tiếng Anh tại Philippines" hay chương trình "Một học kỳ tại nước ngoài" của Trường Đại học FPT, giúp sinh viên có 4 tháng học tập tại giảng đường quốc tế. Trong tương lai, Trường Đại học FPT sẽ tiến tới y˪u cầu mỗi sinh viên của trường đều bắt buộc có một học kỳ học tập tại nước ngoài, để trải nghiệm và trưởng thành trong môi trường đa văn hóa, từ đó sẽ dễ dàng thích nghi với điều kiện làm việc tại bất kì quốc gia nào trên thế giới sau khi tốt nghiệp.
ȊDương Công Trí - Nam - 40 tuổi - TPHCM
Tôi cũng làm giáo dục và rất quan tâm đến Đại học FPT bởi sự khác biệt trong phương thức dạy và học, nhiều đổi mớiĠmang tính tiên phong về giáo dục đại học ở Việt Nam kể từ khi thành lập cho đến nay. Vậy thầy có thể chia sẻ thêm về định hướng tới của thầy trong nhiệm kỳ này, có gì khác so với trước? Việc chú trọng và phát triển mảng gì sẽ được ưu tiên khi thầy bắt đầuĠgiữ cương vị hiệu trưởng.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Xin cám ơn anh, một người đồng nghiệp tâm huyết với giáo dục. Hiện nay tôi đanŧ mong muốn áp dụng được các phương pháp giáo dục tiên tiến vào Trường Đại học FPT. Thời gian qua, các giảng viên Trường ĐH FPT có nghiên cứu các phương pháp giáo dục mới để có thể nâng cao chất lượng dạy và học. Các triết lý đào tạo như Học tập kiến tạo (Constructivism) hay phương pháp đào tạo qua dự án (project-based learning) sẽ giúp cho sinh viên nắm được bản chất công việc sau này và chᷧ động hơn trong học tập. Bên cạnh đó, một số phần từ công nghệ giáo dục của Israel cũng sẽ được áp dụng.
Hoàng Hải - Nam - 43 tuổi
Xin gửi câu hỏi với TS. Nguyễn Hồng Phương: a) Từ lúc thànhĠlập đến nay ĐH FPT đã có công trình/dự án nào thành công áp dụng vào cuộc sống ? b) Có nhiều chuyên gia nhận định CNTT sẽ là ngành mà Việt Nam có khả năng ‘đi tắt, đón đầu’ để cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới. Vậy Bà có định hướng gì cho thế hệ tŲẻ cho việc học và sáng tạo trong lĩnh vực CNTT ? Xin trân trọng cảm ơn.
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo ĐH FPT:
Bùi Ngọc Sơn - Nam - 54 tuổi
Con tôi năm nay đang học lớp 11 của Trường quốc tế TP. HCM. Nghe nói trường dạy để cạnh tranh quốc tế thì con tôi sšng năm có thể đăng ký vào học tại Đại học FPT được không hả chị?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Anh Hoa - Hà Tây
Tôi có con gái đang theo học một trường khác, nhưng vẫn mong mỏi cɨuyển sang thi vào ĐH FPT. Nhưng tôi rất băn khoăn vấn đề “một kì học ngoại ngữ” của trường. Nhờ chị Phương, anh Minh giải đáp giúp: Nếu con tôi chuẩn bị tốt ngoại ngữ thì cháu có bắt buộc phải học ngoại ngữ ở trường nữa hay không? Nếu không, thì cháu sẽ học/làm gì trong kì đầu tiên, trong khi bạn bè đang theo học ngoại ngữ? Liệu cháu có “lãng phí” mất 1 kì học hay không?
Phí Hạnh Thảo - Lãnh Binh Thăng, Q.11, TPHCM
Chị Hồng Phương cho tôi hỏi, tôi thấy ĐH FPT rất chú tɲọng rèn luyện kỹ năng mềm và đạo đức. Nghe nói các con còn được học môn đạo đức? Mong chị chia sẻ thêm, từ năm nay, ngoài các giờ học chính khóa, chương trình đào tạo của nhà trường có thêm những chương trình, hoạt động nào để giúp các cháu phát triển kĩ ɮăng sống và rèn luyện về nhân cách, đạo đức không?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Chào chị Thảo. Trong đào tạo cácȠngành học, Trường Đại học FPT chú trọng đến 5 khối kiến thức: chuyên môn, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội và thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Như vậy, có thể thấy là kiến thức chuyên môn chỉ là 1 trong 5 thành phần quan trọng, giúp hình ɴhành nên một cử nhân, tốt nghiệp tại Trường Đại học FPT. Trong thành phần phát triển cá nhân, các em sinh viên sẽ được học các môn liên quan đến kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp trong công việc, làm việc nhóm. Ngoài ra, ở tất cả các ngành học, các em đềuȠđược học môn đạo đức nghề nghiệp để có thể không chỉ làm việc ở Việt Nam mà còn có thể tham gia vào thị trường lao động toàn cầu.
Nguyễn Thanh Hà Nguyên - Hà Nội
Xin chào các thầy cô, em rất yêu thích tiếng Nhật. Em không biết ngành này trường có chương trình trao đổi sinh viên sang Nhật học tiếp không ạ? Điều kiện để được đi học trao đổi nước ngoài có khó không ạ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Hà Nguyên thân mến, trʰờng ĐH FPT có rất nhiều chương trình trao đổi với các trường Đại học lớn của Nhật Bản như Đại học Kyutech, Đại học Shinshu, Đại học Bunkyo v.v… Hàng năm,ȠTrường Đại học FPT và các trường đại học Nhật Bản đều gửi sinh viên sang trao đổi, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên học tập và giao lưu văn hoá. Đây là nền tảng tốt cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật tại Trường Đại học FPT.
Đɩều kiện để được đi trao đổi tại nước ngoài là em phải đạt kết quả học tập xuất sắc trong top 10 của khoá em nhé.
Đỗ Văn Tráng - Nam - 52 tuổi
Con trai tôi hiện đang học tại một trường ĐH ở Hˠ Nội (cháu mới thi đỗ năm 2014) nhưng có nguyện vọng chuyển sang ĐH FPT học ngành Thiết kế đồ họa. Vậy cho tôi hỏi, cháu còn phải hoàn tất những thủ tục gì?
LêȠThị Thảo - 18 tuổi - Quận 2, TPHCM
Cô Phương ơi em muốn đăng ký thi vào ngành Thiết kế đồ họa, ngành này sẽ học ở thành phố Hồ Chí Minh hay phải ra Hà Nội học ạ? Theo em tìm hiểu thì mới chỉ có lớp mở ở Hà Nội thôi đúng ɫhông ạ?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Thảo thân mến. Vì một số điều kiện khách quan nên trong năm 2014 nhà trường chỉ ɴổ chức đào tạo ngành Thiết kế đồ họa tại Hà Nội. Hy vọng trong năm 2015 trường sẽ tổ chức đào tạo ngành này tại TPHCM.
Phan Thị Hồng Nhung - TPHCM
Thưa cô Phương, đợt tuyển sinh tới của trườɮg là ngày 19/10, mà theo em biết các bạn tân sinh viên đã bắt đầu vào học được gần 1 tháng rồi. Vậy nếu em đỗ đợt 19/10 thì em sẽ nhập học sau các bạn ít nhất 2 tháng, như vậy các chương trình như học quân sự, chào đón tân sinh viên là bọn em sẽ không đượɣ tham gia đúng không ạ?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Nhung thân mến, đúng là các em thi đỗ đợt ngày 19/10 ɳẽ không được tham gia lễ chào đón tân sinh viên và chương trình học quân sự. Nhưng các em sẽ được học chương trình quân sự với các bạn sinh viên khóa sau em nhé.
Lê Thị Thơm Ngát - TPHCM
Chàɯ chị Phương, chị là con gái mà lại thành đạt và tiến sâu trong ngành CNTT, học đến tiến sĩ. Chị có thấy con gái ngành này khô khan không ạ? Chị có bí quyết gì cho bọn em có thể phấn đấu được như chị không? (Em cũng là con gái đang theo học ngành CNTT)
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Le Dung - Nam - 17 tuổi
Hiện nay em đang học lớp 12, nhưng em muốn dự kỳ thi vào ngày 19/10. Em xin hỏi nếu em đỗ vào trường thì kết quả thi của em có được bảo lưu đến năm h᷍c 2015 không ạ? Nếu kết quả không như mong muốn. (Em muốn tìm kiếm cơ hội học bổng của trường) thì em có được dự thi lại trong năm sau không ạ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT: ļ/SPAN>
Em hoàn toàn có thể tham gia được vào kỳ thi sơ tuyển của trường ngày 19/10 này. Nếu em đỗ thì kết quả của em sẽ được tự động bảo lưu trong vòng 2 năm. Và tất nhiên, kết quả thi không như mong muốn thì em hoàn toàn cóĠthể thi lại đợt sau để đạt kết quả tốt hơn em nhé.
Hoàng Lan Anh - Nữ - 20 tuổi
Thưa cô Nguyễn Hồng Phương, em rất hâm mộ cô vì đã làm TS khi còn rất trẻ, liệu sinh viên FPT có cơ hội được ra nước ngoài học tập tiếp không ? Nếu có thì cần phải chuẩn bị gì ạ?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Từ năm 2011, Trường Đại học FPT bắt đầu triển khai cấp học bổng toàn phần đào tạo từ Cử nhân chuyên ngành Khoa học máy tính. Với chuyên ngành này, các sinh viên xuất sắc sẽ được cᶥp học bổng để tiếp tục đào tại lên thạc sĩ và tiến sĩ tại nước ngoài. Chúc em thành công nhé.
Giang Thị Hương - Nữ - 36 tuổi
Con trai tôi hai năm lớp 11 và 12 cháu đạt 2 giải Khuyến khích của tỉnh môn tin học và cả 2 năm đó cháu đều là học sũnh khá vậy xin hỏi cháu có cơ hội xin học bổng không? Vào FPT là ước mơ duy nhất của cháu nhưng ước mơ đó sẽ không còn khi trường không có chính sách hỗ chợ cho cháu. Vì gia đình không có đủ năng lực cho cháu theo học trường này. Xin cảm ơn vì đã trả lời!ļ/EM>
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Về thành tích mà cháu đạt được thì đủ điều kiện để tham gia đăng ký xét duyệt vào vòng phỏng vấn học bổng Nguyễn Văn Đạo. Kết quả còn phụ thuộc vào điểm thi và kết quả trả lời phỏng vấn. Bên cạnh học bổng Nguyễn Văn Đạo, nhà trường còn dành nhiều suất tín dụng ưŵ đãi đối với những sinh viên ham học nhưng chưa đủ điều kiện tài chính để có thể theo học, sau khi tốt nghiệp, các cháu đi làm và tự trả học phí của mình.
Phạm Minh Nguyệt - Nữ - 40 tuổi
XinĠthầy hiệu trưởng cho biết: Sinh viên được học bổng Nguyễn Văn Đạo ở mức 100% là của 1 học kì hay toàn khóa học? Sinh viên nữ học kĩ thuật phần mềm sau này ra trường được làm ở những đâu, có nhiều việc làm không? Xin cám ơn thầy.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Chào chị Nguyệt,
Học bổng Nguyễn Văn Đạo là học bổng dành cho toàn bộ khóa học bao gồm cả chương trình Tiếng Anh trước khi vào học chuyên ngành.
Có ɲất nhiều cơ hội việc làm dành cho sinh viên Kỹ thuật phần mềm nói chung và sinh viên nữ nói riêng. Chị có thể vào đây xem ɣơ hội việc làm cho sinh viên CNTT chị nhé.
Nguyễn Trọng Tùng - Nam - 19 tuổi
Thưa thầy cho em hỏi là một học sinh mới vào không học giỏi tiếng Anh thì nhà trường có tổ chức dạy tiếng Anh choȠcác bạn ấy không ạ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Ngay khi mới vào trường, nhà trường sẽ tổ chức kiểm tra trình độ Tiếng AnhȠcho các bạn tân sinh viên để phân lớp. Nếu trình độ ngoại ngữ của em chưa tốt thì em sẽ có nhiều thời gian hơn cho giai đoạn này. Khi đã đạt điều kiện về ngoại ngữ thì các sinh viên sẽ theo học chuyên ngành theo lịch trình học tập của Nhà trường em nhé. <ȯP>
Nguyễn Thị Hạnh - Nữ - 22 tuổi
Thầy Minh ơi, bây giờ em mới nộp hồ sơ cho kì thi tháng 10 này thì còn kịp không ạ? Nếu muốn học cao đẳng thì khi nào có kì tuyển sinh tiếp ạ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Chào Hạnh, hạn nộp hồ sơ cho kỳ thi tuyển 19/10 là ngày 12/10, em sớm hoàn thiện hồ sơ cho kịp. Nếu em muốn học cao đẳng thˬ xem thêm thông tin ở đây: www.poly.edu.vn
Nguyễn Văn Thắng - Hà Nội
Chào anh Minh! Được biết ĐH FPT có đào tạo ngành Thiết kế đồ họa, xiɮ chia sẻ về những điểm khác biệt nổi bật trong đào tạo này của ĐH FPT so với những ĐH khác? Và yêu cầu thi đầu vào có gì đặc biệt không?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT: <ȯSPAN>
Chào Thắng,
Sự khác biệt trong ngành Thiết kế đồ họa của ĐH FPT thể hiện ở các điểm sau: Giáo trình luôn cập nhật những kiếɮ thức mới nhất trong ngành từ những trường đào tạo Thiết kế đồ hoạ tại Mỹ và Châu Âu. ĐH FPT là trường đầu tiên đưa Computer Graphics - Thiết kế đồ họa hướng Công nghệ số vào đào tạo bắt buộc chính thức, đảm bảo khi sinh viên ra trường có thể đáp ứng đượcȠcác yêu cầu thiết kế theo hướng công nghệ số như games, website, phim hoạt hình và các ứng dụng trên thiết bị di động. Giảng viên ngành này được đào tạo tại Đức, Pháp, Mỹ, Nga… Hơn thế nữa, cơ sở vật chất là một điểm thuận lợi lớn, các em cũng được kiến tập thường xuyên trong quá trình học…
Hoàng Hải Vân - Nữ - 45 tuổi
Thưa bà Nguyễn Hồng Phương, tôi được biết ĐH FPT có thế mạnh về việc cho sinh viên đi thực tập tại các doanh nghiệp trước kɨi ra trường, cụ thể quy trình này sẽ diễn ra thế nào, nó có gì khác biệt với các trường ĐH khác?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Chào chị Vân. Trong đào tạo các ngành học, Trường Đại học FPT chú trọng đến 5 khối kiến thức: chuyên môn, ngoại ngữ, phát triển cá nhân, kiến thức xã hội và thực tập thực tế tại doanh nghiệp. Như vậy, 100% những sinh viên Trường tích lũy đủ số tín chỉ chuyên môn sau khi hoàn tất 2 năm đầu chương trình học sẽ được bố trí thực tập thực tế tại các đơn vị thành viên của Tập đoàn FPT hoặc các đơn vị, doanh nghiệp là đối tác của Tập đoàn FPT. Sau thời gian thực tập với kinh nghiệm thực tế, sinh viên sẽ quay về Trường học các môn chuyên ngành hẹp trong năm cuối cùng. Đây là mᷙt trong những thế mạnh rất đặc thù của Trường Đại học FPT.
Thanh Lê - 18 tuổi - Hà Nội
Thưa thầy, kỳ thi lần này điều kiện để đạt học bổng toàn phần của trường là gì ạ? Số người được trao họţ bổng toàn phần cho đợt cuối này là bao nhiêu ạ? Em cám ơn.
Nhật Minh - 32 tuổi - Vinh
Chào thầy Minh. Có thống kê nào về tình hình việc làm của các sinh viên không nằm trong số các bạn có việc làm ngay sau ra trường của ĐH FPT hay không Ŷà liệu thầy Minh có thể chia sẻ? Sinh viên ĐH FPT nếu ra trường không có việc làm ngay, thì có tiếp tục được nhà trường hỗ trợ tìm việc hay không? Thời gian hỗ trợ đến bao giờ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Ŕrường ĐH FPT:
Chào anh, theo thống kê mới nhất thì hiện có 3 trên tổng số 184 sinh viên Đại học FPT vừa tốt nghiệp 6 tháng ra trường chưa có việc làm. Phòng CTSV là cầu nối giữa nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp và kỳ vọng công việc củaĠsinh viên. Các bạn đã có việc làm mà muốn tìm kiếm cơ hội tốt hơn cũng được sát cánh đến khi các bạn tìm được công việc như ý. Về cơ bản không có thời hạn với việc hỗ trợ này, sinh viên FPT ra trường bao nhiêu năm thì cũng vẫn là sinh viên FPT.
Thưa cô Nguyễn Hồng Phương, em dự định theo học ngành kinh tế kỹ thuật tại ĐH FPT vào thời gian tới, cô có thể chia sẻ giúp em những nội dung cơ bản của ngành học này tại ĐH FPT?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo Trường Đại học FPT:
Chào em. Hiện nay, trường ĐH FPT không đào tạo ngành Kinh tế kỹ thuật. Em có thể tham khảo thêm thông tin các chuyên ngành đào tạo hiện nay của nhà trường Ŵại: http://www.fpt.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/
Nguyễn Văn Hiếu - Nam - 48 tuổi
Được biết FPT ưu đãi việc làm cho sinh viên làm việc tại FPT, nhưng nếuĠra ngoài xã hội, sinh viên khó cạnh tranh được với sinh viên các trường có tiếng như Bách Khoa, Bưu chính viễn thông… (lĩnh vực CNTT), anh có thông tin gì để phản bác nhận định này?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưᷟng Trường ĐH FPT:
Cám ơn anh Hiếu, theo thống kê thì hiện nay chỉ có khoảng 40% sinh viên Trường Đại học FPT ra trường làm cho Tập đoàn FPT còn lại là làm cho các tổ chức khác trong đó có các tổ chức quốc tế với mức cạnh tranh cao. TôiĠcũng vui mừng thông báo Trường Đại học FPT đã chính thức có sinh viên khởi nghiệp thành công và trở thành đô la. Tôi tin rằng trong các năm tiếp theo sẽ còn nhiều sinh viên như vậy ra trường từ Đại học FPT.
Nguyễn Thị Hà - Nữ - 43 tuổi
Con trai tôi hiện đang học tại một trường ĐH ở Hà Nội (cháu mới thi đỗ năm 2014) nhưng có nguyện vọng chuyển sang ĐH FPT học ngành Thiết kế đồ họa. Vậy cho tôi hỏi, cháu còn phải hoàn tất những thủ tục gì?
Daů Ngoc Thuan - Nam - 34 tuổi
Xin cho tôi hỏi điều kiện ban đầu để thi tuyển vào trường và học phí 4 năm học phải đóng góp thế nào ạ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệŵ trưởng Trường ĐH FPT:
Xin chào anh Thuận. Hàng năm, trường ĐH FPT tổ chức kỳ thi sơ tuyển vào tháng 4 và tháng 8 nhằm kiểm tra kiến thức và tố chất bản thân của thí sinh để chọn lựa thí sinh có đủ năng lực theo học ţhuyên ngành mà các bạn đăng ký tại ĐH FPT. Kỳ thi này dành cho các bạn học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp trong năm.
Học phí tại ĐH FPT trong 4 năm vào khoảng 260 triệu, chi tiết anh có thể tham khảo tại đây
Nguyễn Minh Thái - 46 tuổi
Không hiểu sao chỉ một lần lên ĐH FPT Hòa Lạc mà con trai tôi đã thích mê và nằng nặc chỉ thi vàů đây học. Là bậc cha mẹ, chúng tôi vừa muốn tôn trọng mong muốn của con nhưng cũng cần có thêm cơ sở để tin và ủng hộ quyết định của cháu. Cháu rất đam mê công nghệ và có một chút năng khiếu về Tin học. Xin thầy Hiệu trưởng cho biết thêm về những sân chơiĠtrí tuệ hay các phong trào học tập mà Trường phát động hoặc sinh viên FPT có thể tham gia để rèn luyện và phát triển bản thân?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
<Ő dir=ltr align=left>Xin chào chị Minh Thái, Trường Đại học FPT rất tự hào là dù trường mới thành lập 7 năm nhưng đã có đến 4 năm liên tiếp nhận Giải thưởng Sao khuê về đơn vị đào tạo công nghệ thông tin tốt nhất. Trong cuộc thi lập trình Sinh viên quốc tếĠACM/ICPC, một cuộc thi lớn nhất thế giới do IBM bảo trợ, Đại học FPT đã liên tiếp nhiều năm dẫn đầu Việt Nam và năm 2013 đội tuyển Runes of Champion của trường đã thi chung kết World Final tại LB Nga và đứng ngang hàng với các đại học danh tiếng như Standford hay Cambride. Bên cạnh đó còn rất nhiều sân chơi trí tuệ khác như Imagine Cup hay được tham giaĠtrực tiếp vào các dự án của Tập đoàn FPT.Bùi Văn Mạnh - 38 tuổi
Thưa anh Minh, trước nay tôi đều ấn tượng với tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm của ĐH FPT và cũng thường đặt ra câu hỏi về những nhân tố tạo nên điểm cộng của sinh viên FPT khi tốt nghiệp. Do chất lượng “đầu vào” tốt hay do chương trình giảng dạy của trường? Ở cương vị Hiệu trưởng, anh có thể nói rõ hơn?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến quá trình học tập và làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình. Nhiều em xuᶥt sắc đã tự lập doanh nghiệp hoặc dành được học bổng thạc sĩ, tiến sĩ du học. Nhiều em khác cũng tìm được những vị trí cao trong doanh nghiệp.
Những em có lực học yếu hơn nhưng khi ra trường vẫn đảm bảo được yêu cầu của doanh nŧhiệp và có sự nghiệp rõ ràng.
Sinh Viên - Giới tính: Nam - Tuổi: 20
Tiến sỹ cho biết ý kiến về việc cấm sinh viên mặc quần jean đến trường ạ?
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Đối với một số chuyên ngành liên quan đến Hospitality thường có quy định nghiêm ngặt về trang phục vì đó là những ngành dịch vụ chuyên nghiệp. Nhưng nói ţhung việc cấm quần jeans tới trường đi ngược lại tinh thần chung của một trường đại học muốn khuyến khích về sáng tạo và sự năng động. Tại FPT chúng tôi không cấm sinh viên và giảng viên mặc quần jeans và tôi biết chắc chắn rằng hầu hết các trường đại họcĠtrên thế giới cũng giống như chúng tôi.
Nguyễn Thu Hương - Giới tính: - Tuổi: 42
Từng được xem sinh viên FPT biểu diễn Vovinam, tôi khá thích cách mà Trường ĐH FPT rèn luyện sức khỏe cho sũnh viên. Tôi muốn hỏi sâu thêm, ngoài Vovinam, sinh viên FPT còn được tiếp xúc với bộ môn thể thao nào nữa? Ngoài ra, với những cháu không đảm bảo về sức khỏe, Trường có môn thể thao nào thay thế Vovinam không?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo ĐH FPT:
Chào chị Hương. Ngoài Ŗovinam, các em còn được tiếp xúc với rất nhiều môn thể thao khác với các hoạt động ngoại khoá phong phú tại trường. Với những cháu không đảm bảo sức khoẻ, có thể chọn học cờ vua. Ngoài ra, tại ĐH FPT có rất nhiều CLB thể thao do chính sinh viên thành Ŭập để giao lưu và rèn luyện sức khỏe, các bạn có thể tham gia các CLB này (CLB bóng đá, bóng chuyền,cầu lông,..).
Dương Kim Liên
Thưa tiến sĩ Đàm Quang Minh. Tôi là phụ huynh có con trai đang học khóa ĸ tại Trường Đại học FPT. Cháu được học theo chế độ hưởng học bổng toàn phần của trường. Điều mà chúng tôi yên tâm nhất khi gửi con học tại ĐH FPT đó là nhà trường không chỉ dạy sinh viên theo mô hình chuẩn quốc tế mà trường còn luôn chú trọng việc dạy ngưᷝi, rèn kỹ năng sông và kỹ năng làm việc cho sinh viên. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và kính chúc ĐH FPT ngày càng vững mạnh hơn nữa!
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FŐT:
Xin chân thành cám ơn sự tin tưởng của chị.
Nguyễn Văn Chiến - Nam - 51 tuổi
Xin chào Thầy Hiệu trưởng và Cô Trưởng Ban Đào tạo, tôi là phụ huynh học sinh vừa nhập học K10 của FU Hòa Lạc. Qua tìm hiểu trên mạng tôi được biết chương trình học tập của trường ĐH FPT đòi hỏi sinh viên phải rất nỗ lực học tập, tỷ lệ sinh viên ra trường đúng hạn chỉ khoảng 30-40% có đúng không. Học ngành Quản trị kinh doanh tại trường cơ hội việc làm sau khi ra trường thế nào. Các cháu nữ học Công nghệ Thông tin và khi ra trường làm việc có thuận lợi không?
TS. Nguyễn Hồng Phương, Trưởng Ban Đào tạo ĐH FPT
Chào anh Chiến. Việc ra trường đúng hạn của sinh viên phụ thuộc vào 2 yếu tố:
Trình độ Tiếng Anh: Trˬnh độ đầu vào tiếng Anh chênh lệch, các sinh viên sẽ tốt nghiệp vào những thời điểm khác nhau. Chương trình học tại trường hoàn toàn dựa vào giáo trình quốc tế bằng tiếng Anh nên đòi hỏi các em phải nỗ lực trong quá trình học tiếng Anh dự bị cũng như sau ɫhi vào giai đoạn chuyên ngành.
Do khả năng đáp ứng: chúng tôi quan điểm thà sinh viên vất vả học tập còn hơn vất vả khi không xin được việc. Chúng tôi hiểu yêu cầu của doanh nghiệp khi tuyển dụng và mong muốn sinh ɶiên đạt được yêu cầu đó.
Nguyễn Thị Thanh - Nữ - 23 tuổi
Làm thế nào để sinh viên ra trường có cơ hội phát triển nghề nghiệp với chuyên ngành đã học? Có phải là do xu hướng của XH hay do nhu cầu của XH mà công việc của sinh viên ra trường không được đáp ứng, cần phải có chính sách về định hướng lại giáo dục ở Việt Nam,không nên đào tạo sinh viên 1 cách máy móc, như thế sẽ dẫn đến tình trạng học nhiều nhưng hiểu và làm thìȠkhông có. Xin cảm ơn.
TS. Đàm Quang Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH FPT:
Muốn phát triển tôi luôn có lời khuyên với sinh viên cần lưu ý 3 điều. Thứ nhất, các bạn phải c˳ đam mê hoặc sở thích với ngành nghề mình lựa chọn. Tuyệt đối không nên chạy theo các ngành “hot” mà bất chấp mình có phù hợp hay không? Thứ hai, các bạn cần tìm ngành nghề phù hợp với năng lực. Những ngành đòi hỏi tư duy cao hay năng khiếu có thể không pɨù hợp cho dù bạn rất thích. Thứ ba, bạn cần chọn ngành nghề có nhu cầu thực tế trong xã hội. Những ngành nghề quá bão hòa hoặc rất ít nhu cầu đều không phải lựa chọn tốt cho dù bạn có thích và phù hợp với năng lực.
Để phát triển được, các ɳinh viên cần phải biết rằng chính các bạn mới là người quyết định chứ không phải nhà trường hay thầy cô. Cùng học một trường nhưng có người thành công hơn người khác cho dù thời gian học trên lớp là như nhau với cùng thầy cô. Điều khác biệt là hai sinh vi˪n đã dùng thời gian không trên giảng đường khác nhau. Các bạn phải luôn ý thức được việc cần luôn phấn đầu học hỏi để thành công hơn.
Một lần nữa, cho phép tôi được đại diện cho các cán bộ, giảng viên và sinh viên trường cám ơn các nhà giáɯ, các quý vị phụ huynh, các em học sinh sinh viên đã đặt câu hỏi và luôn quan tâm đến Trường Đại học FPT. Cá nhân tôi luôn ý thức được việc cần học hỏi và tìm cách áp dụng những giá trị giáo dục mới cho Tɲường Đại học FPT nói riêng và Việt Nam nói chung để chúng ta có thể tự hào về nền giáo dục nước nhà. Đây là một việc khó khăn nhưng chúng tôi quyết tâm thực hiện và mong muốn có được sự ủng hộ và tham gia của nhiều nhà giáo dục và xã hội.