Giải mã hoạt hình 3D

Là mảng khác trong thiết kế 3D, hoạt hình 3D cũng là một trong những ngành xu hướng hiện nay khi thế giới điện ảnh đang xem lĩnh vực này là “con cưng”.

Và tại Việt Nam, khi bộ phim hoạt hình 3D “Dưới bóng cây” do chính các bạn sinh viên Việt thực hiện phủ sóng trên Youtube thì phim hoạt hình 3D đã thật sự trở thành trào lưu trong giới trẻ. Vậy hãy cùng giải mã hoạt hình 3D là gì và tại sao lại có sự mê hoặc với giới trẻ như thế.
 
Giải mã hoạt hình 3D
 
Hoạt hình 3D cũng trải qua các bước như làm phim hoạt hình truyền thống nhưng những việc đó sẽ được thực hiện 100% bằng máy tính. Tạo hình nhân vật, tạo bối cảnh, chuyển động của nhân vật cho đến các sắc thái tình cảm đều được điều khiển bởi chương trình làm phim hoạt hình 3D chuyên nghiệp.
 
Ý tưởng (idea)
 
Cũng như bất kỳ những tác phẩm điện ảnh nào, phim hoạt hình cũng có một kịch bản (script) đẹp, một ý tưởng (idea) hay.
 
Vẽ Model Sheet
 
Từ kịch bản này, người làm phim sẽ chia ra các tuyến nhân vật chính, nhân vật phụ và vẽ phác thảo hình dáng của nhân vật trên giấy, gọi là model sheet. Ngoài vẽ các nhân vật, nhà làm phim cũng cần phác thảo trước các nhân vật sẽ được thể hiện như thế nào trong phim.
 
Vẽ Story board
 
Sau khi đã có các tuyến nhân vật, nhà làm phim sẽ thực hiện đến giai đoạn làm kịch bản phân cảnh (story board). Với kịch bản story board, người quay phim và ê-kíp làm phim sẽ hiểu được những góc quay trong phim, khi nào lấy cận cảnh, khi nào lấy trung cảnh.
 
Vẽ Background
 
Sau khi đã có kịch bản phân cảnh, dựa vào đó, nhà làm phim sẽ tính được có bao nhiêu bối cảnh xuất hiện trong bộ phim và vẽ phác họa các bối cảnh đó. Giai đoạn này được gọi là vẽ background.
 
Giải mã hoạt hình 3D - 1
Kịch bản phân cảnh - story board - một trong những giai đoạn mà người làm phim hoạt hình cần phải nắm vững
 
Modelling
 
Tiếp theo đó là giai đoạn vẽ và hoàn chỉnh nhân vật - modelling. Với giai đoạn này, các chuyên gia sẽ tạo hình chuẩn nhân vật trong không gian 3 chiều qua phần mềm hỗ trợ 3D Maya và diễn cảm được các trạng thái cảm xúc mà nhân vật có thể có.
 
Tạo xương
 
Giai đoạn cuối cùng là tạo xương cho nhân vật để nhân vật cử động và diễn xuất như người. Các chuyên gia sẽ tạo ra một bộ xương có những khớp tương ứng. Ví dụ có những xương cổ, xương cánh tay, khuỷu tay, ngón tay, xương cẳng chân, xương bàn chân, ngón chân,... Các khớp xương này sau đó được quy định gắn vào những vị trí thích hợp trong mẫu modelling đồng thời quy định nó sẽ hoạt động như thế nào. Giai đoạn này đòi hỏi người thiết kế phải thành thạo các thao tác sử dụng phần mềm chuyên dụng 3D và có kiến thức cơ bản về giải phẩu học.
 
Mê hoặc từ hoạt hình 3D
 
Đi từ Toy story I, Toy story II, đến Monster Inc., Cars 2, Wall E, Ratatouille..., những bộ phim hoạt hình này giờ đây không chỉ dành riêng cho lứa tuổi thiếu nhi mà đó còn là công nghệ giải trí đang được các nhà sản xuất đầu tư nhiều hiện nay dành cho mọi đối tượng và mọi lứa tuổi. Chính vì thế, ngành làm phim hoạt hình hứa hẹn sẽ là một trong những ngành bùng nổ mạnh trong tương lai và nguồn nhân lực vẫn là con số cần với ngành này.
 
Giải mã hoạt hình 3D - 2
Các bộ phim hoạt hình 3D đang là trào lưu mới của công nghệ giải trí
 
Tại Việt Nam, tuy chưa có phim hoạt hình 3D nhưng nhân lực trong ngành này không phải là ít và cũng có rất nhiều chuyên gia. Thầy Thanh Long, chuyên gia thiết kế 3D - giảng viên bộ môn thiết kế 3D tại trường Arena Multimedia cho biết: “Có rất nhiều bộ phim hoạt hình của Walt Disney như Câu chuyện Giáng sinh, Igor (phim được đề cử giải Oscar 2009) đều được thực hiện tại Việt Nam do chính các thầy thực hiện.
 
Thực ra, Việt Nam có nhiều người vẽ 3D giỏi nhưng do kinh phí cao nên các nhà sản xuất chưa mạnh tay đầu tư cho dạng phim này. Để làm một bộ phim 3D đòi hỏi rất nhiều nhân lực. Mỗi phút trên phim là cảm mấy trăm khung (frame) hình. Muốn nhân vật chuyển động tinh tế thì phải tăng số lượng khung hình, đòi hỏi người vẽ phải thật kiên trì và nhẫn nại. Một bộ phim ngắn 1 phút cũng phải do một nhóm 5, 6 người thực hiện ròng rả cả tháng trời. Những bộ phim công phu thì mất nhiều người và nhiều thời gian hơn nữa. Ví dị như Igor, bộ phim có đến 95% làm tại Việt Nam, chỉ có phần hậu kỳ và lồng tiếng là do người nước ngoài thực hiện. Gần 300 họa sĩ vẽ trên máy hơn nửa năm trời mới hoàn tất.
 
Giải mã hoạt hình 3D - 3
Giải mã hoạt hình 3D - 4
Hội thảo chuyên đề hoạt hình 3D do trường Arena Multimedia tổ chức thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
 
Quá trình học đòi hỏi cao, mất nhiều công sức và thời gian đầu tư chất xám nhưng đầu ra ngành lại rất hứa hẹn và hoành tráng. Chỉ cần có vài sản phẩm chất lượng tốt đưa lên Youtube là bạn sẽ được công ty “săn đón” ngay. Điều thú vị của ngành đào tạo chuyên viên thiết kế 3D chính là cát-sê sẽ được tính bằng số lượng khung hình. Thu nhật không chỉ cao mà còn là một ngành đang khan hiếm nhân lực do quá mới mẻ.
 
Được săn đón, được hưởng cát-sê cao, có cơ hội tiếp xúc với nhiều lĩnh vực khác là bức tranh đẹp mà ngành làm phim hoạt hình 3D đang vẽ lên trong các bạn trẻ. Tuy nhiên, các bạn chỉ là chủ nhân của bức tranh đó khi các bạn nắm vững về nó và việc đó chỉ có thể làm được qua việc tìm hiểu, học hỏi và luôn trau dồi những kiến thức chuyên môn và kỹ năng trong ngành.
 
Đồng hành với các bạn trẻ có đam mê trong lĩnh vực hoạt hình 3D, trường Arena Multimedia lập “Quỹ phát triển nguồn nhân lực Multimedia” với những hỗ trợ thiết thực về học tập, nghề nghiệp dành cho các bạn.
 
Nội dung “Quỹ phát triển nguồn nhân lực Multimedia”:
 
- Học bổng 10.000.000 VNĐ cho tất cả khi nhập học
 
- Tặng khóa học chuyên ngành thiết kế “Mastering Multimedia Program” trị giá 12.000.000 VNĐ
 
- Cam kết giúp sinh viên việc làm ngay sau khi tốt nghiệp
 
---------------------------------
 
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
 
Trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia
 
- TPHCM: 212 – 214 Nguyễn Đình Chiểu, Q.3; ĐT: (08) 39 300 824; Email: arena@aprotrain.com
 
- Hà Nội: 80 Trúc Khê, Đống Đa; ĐT: (04) 3773 8108; Email: arena2@aprotrain.com
 
 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm