FPT Polytechnic triển khai chuỗi hội thảo "Định hướng phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS"
(Dân trí) - Ngày 21/03 vừa qua, Phổ thông Cao đẳng (PTCĐ) - FPT Polytechnic Hà Nội đã tổ chức hội thảo "Định hướng phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào Cao đẳng".
Đây là hoạt động đầy ý nghĩa dành cho phụ huynh và học sinh lớp 9, nằm trong chuỗi hội thảo được PTCĐ triển khai toàn quốc cùng quốc gia đẩy mạnh phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
Ngoài sự kiện diễn ra vào 21/03 tại cơ sở HN, hội thảo được tổ chức tại tất cả các cơ sở khác của PTCĐ trên toàn quốc tại Tây Nguyên, Cần Thơ, TP. HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Giang, Huế, Đồng Nai,…
Tìm hiểu thông tin chi tiết tại đây để không bỏ lỡ cơ hội được lắng nghe chuyên gia giải đáp băn khoăn trong việc chọn trường cho con.
Đồng hành cùng với hội thảo tại Hà Nội là diễn giả Nguyễn Lê Minh, nguyên Phó Vụ trưởng, Phó ban Chương trình Quốc gia về việc làm, Trưởng Tiểu ban Lao động của Việt Nam trong ASEAN; Đại diện BLĐ nhà trường thầy Bùi Quang Hùng - Giám đốc CT Phổ thông Cao đẳng; Đài truyền hình Quốc hội và dự kiến hơn 300 phụ huynh và 200 học sinh tham dự.
Chuỗi hội thảo "Định hướng phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS vào Cao đẳng" nhằm giải quyết vấn đề hóc búa xoay quanh việc lựa chọn nghề nghiệp cho con. Qua đó giúp phụ huynh đưa ra quyết định đúng đắn nhất khi cùng con lựa chọn con đường các bạn sẽ đi trong tương lai. Chọn một công việc phù hợp với năng lực và tính cách của bản thân, nhiều cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc tốt và an toàn.
Việc định hướng phân luồng giúp các bạn học sinh có thể đưa ra lựa chọn đúng đắn và phù hợp với bản thân, được trải nghiệm môi trường học tập tại Phổ thông Cao đẳng, được tư vẫn kỹ năng cần thiết về tâm lý, sức khỏe, nhu cầu nhân lực trong tương lai…
Tiến sĩ Nguyễn Lê Minh chia sẻ: "Thông qua thống kê của bộ LĐ - TB&XH, tình trạng thất nghiệp, làm trái ngành tại Việt Nam tăng cao qua mỗi năm. Câu chuyện "Thừa thầy - Thiếu thợ, lãng phí chi phí và thời gian đào tạo cho người lao động đã đặt ra vấn đề cấp bách về việc phân luồng, sử dụng hợp lý nguồn lao động. Hơn hết, giải pháp phân luồng lao động, đặc biệt là đối tượng sau tốt nghiệp THCS là phương án hiệu quả, phù hợp và được các ban ngành lãnh đạo, các chuyên gia lao động đánh giá cao".
Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên đà hội nhập, mở cửa, mở rộng giao thương với Quốc tế. Điều đó vừa là cơ hội vừa là thách thức với lực lượng lao động Việt Nam. Thị trường lao động hiện nay của chúng ta đang thiếu hụt tới hàng vạn lao động có năng lực, chuyên môn tốt đáp ứng nhu cầu của Xã hội. Đặc biệt, với Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề bằng cấp đã là quan niệm xưa cũ và cần phải thay đổi."
Song song với đó tiến sĩ chia sẻ những ưu thế của sinh viên theo học tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic, theo đuổi mô hình "Học nhanh - Làm sớm", "Thực học - Thực nghiệp", sinh viên ra trường có thể tự tin lập nghiệp ngay từ tuổi 19.
"Tại Phổ thông Cao đẳng - FPT Polytechnic, tôi thấy sinh viên ngay từ trong ghế nhà trường đã có rất nhiều cơ hội phát triển bản thân, trau dồi kỹ năng mềm, được thực học thực nghiệp bởi FPT là đơn vị đào tạo trong lòng doanh nghiệp. Theo số liệu thống kê thì hiện nay 97.7% các bạn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng FPT có việc làm trong thời gian một năm sau tốt nghiệp. Điều này đã chứng minh được chất lượng sinh viên của Cao đẳng FPT đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp."
Tôn chỉ đào tạo "Học nhanh - làm sớm"
Phổ thông Cao đẳng FPT theo đuổi mô hình 9+ đã được các nước tiên tiến trên thế giới như Đức, Nhật Bản… áp dụng từ rất lâu và cho thấy những kết quả rất đáng mừng từ học sinh, phụ huynh đặc biệt là từ doanh nghiệp đánh giá rất cao.
Sinh viên tốt nghiệp THCS theo học chương trình Phổ thông Cao đẳng có thể rút ngắn thời gian đào tạo bằng việc học song song học học văn hóa và chuyên ngành.
Với tôn chỉ đào tạo chú trọng thực hành, nâng cao kỹ năng mềm, chủ động phương pháp tư duy, sinh viên sau 4 năm học có thể tốt nghiệp ở tuổi 19 với tấm bằng Cao đẳng chính quy. Sau đó, sinh viên có thể lựa chọn làm việc ngay tại doanh nghiệp hoặc hướng tới các bậc đào tạo cao hơn.