E-Learning - Bước nhảy ngoạn mục của nền giáo dục mới

“Tương lai sẽ nằm ngoài những khuôn viên truyền thống, những lớp học truyền thống. Đào tạo trực tuyến đang đến rất nhanh.” (Peter Drucker - cha đẻ của ngành Quản trị kinh doanh hiện đại – 1997)

E-learning đang là một xu
thế

E-learning đang là một xu thế

Mỹ, nơi được coi là một trong những nước có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới cũng là nước đi tiên phong và gặt hái được nhiều thành công trong ngành công nghiệp này. 107 tỉ đô la Mỹ là doanh thu mà công ty nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ Global Industry Analysts ước tính ngành công nghiệp này sẽ đạt được trong năm 2015 (gần gấp đôi năm 2013), theo tạp chí uy tín Forbes.

Ngay cả đến những trường đại học danh tiếng nhất của họ cũng không đứng ngoài dòng chảy chung ấy, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và trường Đại học Harvard đã phối hợp thành lập một trang web giáo dục cung cấp những khóa học trực tuyến cho học viên trên toàn thế giới. Dự án thu hút sự tham gia của gần 30 trường đại học và cao đẳng đến từ các nước có nền giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ, Úc, Bỉ, Canada, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hong Kong…

Cần phải nhấn mạnh rằng, E-learning không phải được sinh ra để triệt tiêu mà là để khắc phục những nhược điểm còn tồn tại của phương pháp đào tạo truyền thống, từ đó song hành cùng hướng tới mục tiêu chung là thúc đẩy nền giáo dục phát triển một cách toàn diện và hiệu quả. Bà Susan Hockfield, Chủ tịch MIT trong buổi lễ công bố dự án đã phát biểu rằng: “Loại hình đào tạo trực tuyến không phải kẻ thù của hình thức truyền thống mà sẽ là một đồng minh mật thiết”.

Ở giai đoạn 2014-2016, thị trường Tây Âu và Bắc Mỹ được dự đoán vẫn tăng ổn định ở mức 5-6% trong khi thị trường Đông Âu và châu Á lại có bước chuyển mình rõ rệt ở mức 17-18% mà dẫn đầu là Nga, Ấn Độ, Trung Quốc… (Theo báo cáo dự đoán xu hướng E-learning 2014-2016 của Docebo), Những con số này là bằng chứng cụ thể nhất về tốc độ phát triển thần kì của E-learning và như một lời khẳng định rằng sự thành công của mô hình này là tất yếu.

Lễ Tốt nghiệp năm 2014 của Trường Đại học Columbia Southern tại Việt Nam.

Lễ Tốt nghiệp năm 2014 của Trường Đại học Columbia Southern tại Việt Nam.

Tiềm năng phát triển E-learning tại Việt Nam

Tại Việt Nam, do điều kiện kinh tế ở các vùng miền trên cả nước không đồng đều dẫn đến việc đầu tư cho giáo dục hầu hết co cụm lại ở các thành phố trọng điểm. Các trường đại học lớn và có uy tín đa số nằm ở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… dẫn đến việc các thành phố này đều quá tải lượng học sinh, sinh viên.

Sự xuất hiện của E-learning đã phần nào xóa nhòa khoảng cách địa lý, giúp học viên dù đang sinh sống ở đâu cũng có thể nhận được chất lượng đào tạo như nhau, từ đó giảm tải áp lực lên hệ thống đào tạo truyền thống, gia tăng sự lựa chọn và tạo điều kiện tiếp xúc với các khóa học trong nước và quốc tế ngay tại Việt Nam.

Các hình thức học E-learning tại Việt Nam xuất hiện khá đa dạng và phong phú như các khóa học cấp chứng chỉ ngắn ngày (Tiếng Anh, Tin học), đến các chương trình cấp bằng cử nhân của các trường đại học hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên đối với các chương trình đào tạo quốc tế hiện nay tại Việt Nam, áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến mới chỉ có duy nhất Columbia Southern University, một trong những trường nằm trong top 25 trường đại học có chương trình MBA online tốt nhất của Mỹ, đã giới thiệu các chương trình đào tạo Quản trị Kinh doanh ở cấp bậc cử nhân (BSBA), Thạc sỹ (MBA) cho người học Việt Nam từ nhiều năm nay.

Chương trình này là chương trình nguyên gốc được cung cấp cho học viên Hoa Kỳ cũng như học viên Việt Nam, nhờ vậy chất lượng đào tạo được đảm bảo 100% theo tiêu chuẩn của tổ chức kiểm định DEAC và đã được Bộ Giáo dục và Đào tao Việt Nam thẩm tra công nhận.

Qua những kết quả của chương trình đào tạo trực tuyến của Columbia Southern University có thể thấy được những triển vọng khả quan trong việc phát triển E-learning tại Việt Nam. Cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet trong môi trường mở như hiện nay, E-learning được kì vọng sẽ trở thành một hướng tiếp cận mới cho nền giáo dục Việt Nam.