Đỗ đại học không còn là đích đến, mà chỉ là khởi đầu
(Dân trí) - Nếu như cầm tờ giấy báo đỗ đại học trường “top” trong tay từng là một thành tích rất đỗi tự hào thì giờ đây, khi yêu cầu của thị trường lao động ngày một khắt khe, bằng cấp trường nào không còn quan trọng bằng việc sinh viên học được gì sau 4 năm.
Không phải tên trường, quá trình học tập quyết định tương lai
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT năm 2018, còn khoảng 215.000 lao động trình độ đại học (ĐH) thất nghiệp, chiếm khoảng 4%. Con số này nhìn thì có vẻ không mấy đáng kể. Nhưng theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, có đến 60% sinh viên ra trường làm việc không đúng với ngành đã được đào tạo.
Bộ GD&ĐT từng thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân là do kỹ năng và năng lực ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam còn thấp. Trong khi đó, nhiều chuyên gia lại cho rằng nguyên nhân là bởi các trường ĐH hiện nay không đào tạo theo nhu cầu thực tế của thị trường mà lại đào tạo theo khả năng của trường.
Tại Việt Nam, nhiều trường đặc biệt chú trọng đầu vào và thường lấy điểm số cao. Điều này phần nào dẫn đến tâm lý của cả cha mẹ lẫn học sinh là kỳ vọng đỗ vào trường điểm cao để khẳng định năng lực. Trong khi đó, các trường quốc tế theo mô hình nước ngoài hiện nay lại chú trọng vào tiềm năng của người học, quá trình đào tạo và tiêu chuẩn đầu ra, thường chỉ xét tuyển đầu vào khá đơn giản.
Tuy nhiên, số liệu thực tế chứng minh, giáo dục ĐH ở nước ta vẫn cần phải đổi mới hơn. Không thiếu sinh viên tốt nghiệp trường “top” vẫn thất nghiệp hoặc làm trái ngành. Các phụ huynh và cả người học cần thay đổi tư duy theo hướng thực tế hơn. Không phải cứ đỗ ĐH là sẽ đảm bảo tương lai. Quá trình học tập, kỹ năng thực tế và thái độ nghề nghiệp mới là điều tiên quyết.
Trường dễ vào nhưng bằng đại học Anh Quốc không dễ lấy
Nhiều trường ĐH hiện nay, đặc biệt là các trường quốc tế xét tuyển đầu vào khá dễ dàng bằng học bạ. Tuy nhiên, nhìn vào lộ trình đào tạo của họ, không phải cứ được nhận vào trường là có thể yên tâm lấy cầm chắc tấm bằng cử nhân, đặc biệt là tấm bằng do ĐH nước ngoài cấp.
Ví dụ như Đại học Greenwich (Việt Nam), đơn vị đào tạo lấy bằng cử nhân Vương quốc Anh đã có mặt tại Việt Nam hơn 10 năm nay. Đây là một trong nhiều đơn vị đào tạo tuyển sinh sớm bằng hình thức xét tuyển học bạ. Lộ trình đào tạo của trường chia làm các giai đoạn gồm:
- Tiếng Anh dự bị (0 - 10 tháng):
Trước khi nhập học, sinh viên phải trải qua bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào để được xếp lớp theo cấp độ phù hợp. Sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh B2 hoặc IELTS 6.0 sẽ vào học thẳng giai đoạn chuyên ngành cơ sở.
- Chuyên ngành cơ sở (2 năm)
Giai đoạn chuyên ngành cơ sở đào tạo song ngữ cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ sở của ngành học để chuẩn bị bước vào kỳ thực tập thực tế tại doanh nghiệp.
- Kỳ thực tập tại doanh nghiệp OJT - ON THE JOB TRAINING (4 tháng):
Khác với nhiều trường ĐH chỉ yêu cầu sinh viên đi thực tập ở năm cuối thì ở ĐH Greenwich (Việt Nam), sinh viên bắt buộc phải trải qua kỳ thực tập OJT trong vòng 4 tháng ngay sau khi hoàn thành chuyên ngành cơ sở.
Sinh viên được giới thiệu đến một trong các công ty thuộc Tập đoàn FPT và các doanh nghiệp đối tác của trường. Tuy nhiên, để rèn luyện kỹ năng làm việc từ A-Z, sinh viên vẫn phải trải qua phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Trong giai đoạn này, sinh viên được giao công việc, dự án thực tế như một nhân viên thử việc và qua đó học tập kỹ năng làm việc chuyên nghiệp.
Theo số liệu thống kê của trường, 40% sinh viên sau khi tốt nghiệp thành công ký hợp đồng làm việc chính thức với chính công ty các em thực tập trong kỳ OJT.
- Chuyên ngành nâng cao (1 năm)
Sau kỳ OJT, sinh viên bước vào đào tạo chuyên ngành nâng cao nhằm củng cố thêm kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đây là giai đoạn đào tạo 100% bằng tiếng Anh.
Nền giáo dục Anh Quốc nổi tiếng với những tiêu chuẩn khắt khe nhằm đảm bảo được tính chuyên nghiệp và thực dụng, đáp ứng nhu cầu phát triển trong công việc. Học tập tại ĐH Greenwich (Việt Nam) với lộ trình như trên, sinh viên cần phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành chương trình và cầm chắc tấm bằng cử nhân Anh Quốc.
Sinh viên ra trường tự tin nhưng biết mình đang ở đâu
Song hành cùng đào tạo kiến thức nghề nghiệp, ĐH Greenwich (Việt Nam) trang bị cho sinh viên kỹ năng sống và kỹ năng mềm thông qua chương trình Phát triển cá nhân toàn diện PDP (Personal Development Program). Chương trình PDP gồm chuỗi các workshop, hội thảo, tọa đàm, khóa học bổ trợ về nhiều chủ đề như: kỹ năng mềm, các nền văn hóa, văn hóa công sở, kỹ năng sinh tồn và trách nhiệm xã hội,.v.v
“Giáo dục đại học chúng tôi hướng đến không phải chỉ là tạo ra một người lao động biết làm tốt công việc được giao mà là đào tạo hoàn thiện con người một cách toàn diện. Sinh viên của chúng tôi chủ động, tự tin, bản lĩnh, vừa giỏi nghề nhưng vẫn phải giữ được sự khiêm tốn, cầu thị và luôn không ngừng học hỏi.” - Ông Nguyễn Nhựt Tân, Giám đốc ĐH Greenwich (Việt Nam) cho biết.
Nhìn vào chương trình đào tạo của trường quốc tế này, dễ thấy sinh viên tốt nghiệp có lợi thế không chỉ là ngoại chữ mà còn có kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm thực tập cùng nhận thức tốt về năng lực bản thân và nhu cầu của thị trường tuyển dụng. Thực tế, sinh viên tốt nghiệp của đơn vị này thường không phải lo lắng về đầu ra khi được nhận làm việc tại Tập đoàn FPT (với 7 công ty thành viên) và các doanh nghiệp, tập đoàn đối tác ở Việt Nam và các nước.
Rõ ràng, tiêu chí đầu vào của các trường quốc tế hiện nay là không khó nhưng để thành công hoàn thành chương trình học và đủ tiêu chuẩn ra trường về cả kiến thức, kỹ năng và tiếng Anh là không hề dễ dàng. Sinh viên ra trường bước vào con đường nghề nghiệp nhưng vẫn biết rõ mình đang ở đâu, không bao giờ có tình trạng vừa ra trường cầm tấm bằng danh giá trên tay đã yêu cầu lương khởi điểm 1-2 nghìn USD.