Điểm số có phải là "Chìa khóa thành công" duy nhất trong thế kỷ 21?
(Dân trí) - Nhiều phụ huynh thường đặt kỳ vọng lớn vào điểm số của con, coi đây là chỉ số rõ ràng nhất đánh giá năng lực, khả năng thành công của một đứa trẻ trong tương lai.
Điểm số không phải là tất cả trong thế giới hiện đại
Kỷ nguyên 4.0 đánh dấu sự bùng nổ và phát triển nhanh chóng của mạng xã hội, công nghệ thực tế ảo, Biotech, trí tuệ nhân tạo (AI)... và robot có khả năng thay thế con người trong rất nhiều lĩnh vực. Tương lai trở nên bất định và khó đoán bởi sẽ có hàng loạt công việc biến mất và các ngành nghề mới lạ xuất hiện mà ngay tại thời điểm này chúng ta chưa thể biết hết. Trong một thế giới vận động không ngừng như vậy, liệu điểm số trên các bài kiểm tra có còn là "biển chỉ báo" duy nhất cho khả năng thành công của con trong cuộc sống?
Môi trường sống và làm việc của Gen Z và Gen Alpha hoàn toàn thay đổi so với các thế hệ trước. Kỹ năng học thuộc - lặp lại kiến thức sách vở sẽ bị "đào thải" và phải nhường chỗ cho các kỹ năng hội nhập tương lai: Giao tiếp & hợp tác, tư duy đổi mới sáng tạo, tư duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng học tập suốt đời… Việc chỉ tập trung vào đạt điểm cao mà thiếu trí thông minh cảm xúc xã hội (EQ) sẽ không khiến trẻ hạnh phúc hơn và thành công hơn trong tương lai. Trường lớp cũng sẽ không phải là nơi trẻ chăm chăm đi tìm câu trả lời đúng từ thầy cô; học thuộc dạng đề, khái niệm có sẵn một cách máy móc, mà cần mở ra cơ hội cho trẻ tự khám phá và hiểu sâu bản chất vấn đề.
Và như vậy, nhà trường của các công dân thế kỷ 21 phải là nơi rèn luyện cho các em cách quan sát, cách đặt câu hỏi, tư duy phân tích sâu và khả năng hợp tác để cùng giải quyết vấn đề thực tế. Học sinh cần được khơi dậy động lực học tập tự nhiên và "ngọn lửa" của sự sáng tạo, trí tò mò rất đỗi bản năng. Và các em sẽ học tập tốt nhất nếu được phát triển theo đúng bản chất và phát huy tối đa năng lực cá nhân của chính mình.
Ngôi trường của sự khám phá, sáng tạo và tác động
Nhà cải cách giáo dục vĩ đại người Mỹ John Dewey nhấn mạnh rằng: "Giáo dục không phải là chuẩn bị cho cuộc sống; giáo dục chính là cuộc sống." Và chương trình học thuật tại The Dewey Schools - hệ Nâng cao được Hội đồng Nghiên cứu Khoa học & Sư phạm (ERPC) phối hợp cùng các chuyên gia quốc tế, trường đối tác Mount Vernon (Top 10 trường đổi mới sáng tạo nhất tại Mỹ) xây dựng nhất quán dựa trên triết lý đó. Tất cả đều hướng đến việc kiến tạo nên thế hệ học sinh có khả năng làm chủ sự thay đổi của thế giới và tác động tích cực tới cộng đồng.
Thay vì ngồi nghe - chép một cách thụ động hay chờ đợi bài mẫu, học sinh Dewey là trung tâm của việc học với 4 phương pháp đổi mới: Học qua việc làm, học qua dự án, học tập truy vấn và tư duy thiết kế. Giáo viên không phải "thợ giảng" mà là người đồng hành, khuyến khích, đặt câu hỏi gợi mở để trẻ hào hứng tìm tòi, tự mình chiếm lĩnh tri thức. Thông qua các hoạt động làm việc nhóm, thuyết trình, thảo luận, phản biện… các em có thói quen phân tích sâu vấn đề từ nhiều góc độ. Từ đó, các em kết nối kiến thức đã học để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo và biết cách giao tiếp, trình bày ý tưởng, quan điểm cá nhân.
Có nhiều cách mà giáo viên Dewey sử dụng để nuôi dưỡng thái độ tích cực trước thất bại cho học sinh. Ví dụ như trong giờ học Steam, giáo viên đưa ra nhiệm vụ cho các em làm mô hình thuyền có thể nổi trên mặt nước và không bị thấm nước. Các em cùng làm việc nhóm với nhau để lên ý tưởng, thiết kế mô hình và thử nghiệm trực tiếp. Ngay cả khi thuyền không thể nổi hay bị dính nước, mỗi bạn đều tập trung phân tích nguyên nhân, háo hức tìm các giải pháp khác nhau để làm lại hoặc cải tiến. Quá trình thử và sai đó giúp các em hiểu rằng mình được quyền thất bại, nhưng không được "đóng khung" tư duy mà phải học hỏi từ thất bại và tìm cách xử lý vấn đề.
Chính vì vậy, khi bước ra thế giới, các em sẽ trở thành những người trẻ "không ngại" thất bại, luôn sẵn sàng đối mặt với những thách thức mới và có thể thích nghi với những thay đổi nhanh chóng mặt trong thế kỷ 21. Bên cạnh đó, đa dạng hoạt động ngoại khóa, các CLB như: Tranh biện, Steam, nghệ thuật thị giác, nhảy hiện đại... tạo không gian để các em được "nhúng mình" vào trải nghiệm thực tế, tìm kiếm đam mê và phát huy thế mạnh của bản thân.
Việc đánh giá học sinh tại The Dewey Schools - hệ Nâng cao không chỉ là những con số 9, 10 đơn thuần để phục vụ cho khen thưởng thành tích mà có hệ thống đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn năng lực rõ ràng. Qua đó, giáo viên nắm được khả năng học tập của học sinh, xác định chính xác các em cần cải thiện điểm nào để đạt tiêu chí năng lực và đưa ra những thay đổi cần thiết để hỗ trợ các em tiến bộ. Bài kiểm tra cũng không phải là hình thức đánh giá duy nhất bởi học sinh được thỏa sức thể hiện bản sắc cá nhân thông qua các bài viết, bài thuyết trình, báo cáo (dưới dạng văn, thơ, tiểu luận, poster…), các sản phẩm, dự án vì cộng đồng...
Điểm số hay thành tích có thể biến trẻ trở thành "siêu sao" như trong môi trường học tập truyền thống. Thế nhưng, trẻ không nên bị kìm hãm bởi định kiến và áp lực điểm số mà cần được phát triển theo đúng bản chất và năng lực cá nhân, được trang bị đầy đủ kiến thức, tư duy, kỹ năng để luôn sẵn sàng thích nghi với nhiều biến chuyển trong thế kỷ 21.
The Dewey Schools - hệ Nâng cao đang tuyển sinh lớp 1 - lớp 9
Tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về chương trình học và ưu đãi đặc biệt tại: https://bit.ly/3m0juFQ.
Hotline: 024.7302.7999
Email: info.cg@thedeweyschools.edu.vn
Địa chỉ: Số 89 phố Khúc Thừa Dụ, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội.