Đề thi môn Địa lý chặt chẽ và rõ ràng

(Dân trí) - Nội dung đề thi môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 nằm trong chương trình sách giáo khoa Địa lý 12 theo chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Tuy nhiên câu IVa. là câu hỏi mở rộng.

Đề thi môn Địa lý chặt chẽ và rõ ràng - 1
Thí sinh TPHCM sau buổi thi môn Địa lý. (Ảnh: Hoài Nam)
 
Đó là nhận xét về đề thi môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 của chuyên gia ở Trung tâm luyện thi Vĩnh Viễn, TPHCM.

Đồng thời, nội dung đề thi có sự kết hợp cân đối giữa lí thuyết và thực hành. Đề thi phù hợp với kiến thức học sinh 12 về địa kinh tế chính trị của Việt Nam trong thời kỳ hiện đại, nhưng để đạt điểm tối đa thì không dễ.

Câu IVa. là một câu mở rộng suy luận kết hợp kiến thức trong nhà trường và những thông tin kinh tế xã hội hiện đại có cách nhìn tòan diện và bao quát mới làm bài tốt . Đây là câu phân loại học sinh.

Dự kiến năm nay tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên môn Địa lý là cao hơn năm trước.

Câu I.3.b, III.2 ,IV.b, đỏi đòi hỏi học sinh phải có tư duy, phân tích, để giải thích chặt chẽ nội dung câu hỏi một cách thuyết phục và đúng đắn . Không thể làm bài tốt dẫu có tham khảo sách giáo khoa nếu không có khả năng suy luận tốt .

Nội dung các câu hỏi đã được hệ thống trong cấu trúc đề thi mà cục khảo thí đã ban hành.

Câu hỏi trong phần tự chon là phần hay trong trong cả hai chương trình chuẩn và nâng cao giúp đánh giá phân lọai học sinh rõ ràng hơn.

Đề thi được soạn thảo công phu, chặt chẽ và rõ ràng, không có những ý mơ hồ gây hiểu lầm cho học sinh.

 

Đề thi tốt nghiệp Địa lý năm 2010:

 
I. Phần chung cho tất cả thí sinh (8,0 điểm)

 

CâuI. (3,0 điểm)

 

1. Nêu tóm tắt ý nghĩa về tự nhiên của vị trí địa lý nước ta.

2. Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các quốc gia nào? Kể tên các hệ sinh thái vùng ven biển nước ta.

3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:

a) Cho biết tên 6 đô thị có số dân lớn nhất nước ta. Trong số đó, đô thị nào trực thuộc tỉnh?

b)Giải thích tại sao đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc.

 

Câu II. (2,0 điểm)

 

Cho bảng số liệu:

 

Sản lượng cao su Việt nam (đơn vị: nghìn tấn)

 

Năm

1995

2000

2005

2007

Sản lượng cao su

124,7

290,8

481,6

605,8

 

1. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện sản lượng cao su của nước ta theo bảng số liệu trên.

2. Nhận xét sự thay đổi sản lượng cao su nước ta giai đoạn 1995 – 2007.

 

Câu III. (3,0 điểm)

 

1. Trình bày những thuận lợi về tự nhiên trong việc phát triển kinh tế ở Bắc Trung Bộ.

2. Tại sao thủy lợi là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ?

 

II. Phần riêng - phần tự chọn (2,0 điểm)

Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu:

 

Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (2,0 điểm)

 

Trình bày những mặt tích cực và tồn tại trong hoạt động ngoại thương của nước ta từ sau Đổi mới.

 

Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (2,0 điểm)

 

Cho bảng số liệu:

Thu nhập bình quân đầu người hàng tháng ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên theo giá so sánh 1994 (đơn vị: nghìn đồng)

 

Năm

1999

2002

2004

2006

Đông Nam Bộ

366

390

452

515

Tây Nguyên

221

143

198

234

 

Hãy so sánh thu nhập bình quân đầu người của hai vùng theo bảng số liệu trên và giải thích.

 

Phạm Viết Kha
(TTLT ĐH Vĩnh Viễn)