“Cơn khát nhân lực” ngành Công nghệ thông tin trong cuộc đua toàn cầu hóa

(Dân trí) - Trong xu thế toàn cầu hóa, Cách mạng Công nghệ 4.0 (CMCN 4.0) bùng nổ kéo theo sự tăng trưởng vượt bậc của ngành Công nghệ thông tin (CNTT) trên toàn thế giới. CNTT đã tạo nên một xã hội toàn cầu, nơi mà mọi người có thể tương tác và liên lạc với nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), 6 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu trong lĩnh vực CNTT ước đạt 1.026.000 tỷ đồng, tăng khoảng 16,15% so với cùng kỳ năm 2017. Điều này chứng tỏ, CNTT không chỉ được xem là một trong những ngành “hot” dẫn đầu xu hướng mà dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trưởng GDP đất nước ngày càng cao.

Có thể nói, ngành CNTT giờ đây đang len lỏi vào mọi mặt trong đời sống, từ thương mại đến giải trí và thậm chí cả văn hóa, xã hội và giáo dục…Chẳng hạn, trong lĩnh vực giải trí: Xã hội càng phát triển nhu cầu giải trí của con người ngày một tăng cao. Hàng loạt các ứng dụng game từ vui chơi đến học tập được ra đời.

“Cơn khát nhân lực” ngành Công nghệ thông tin trong cuộc đua toàn cầu hóa - 1
Trò chơi toán học thông minh Freaking Math của Nguyễn Lương Bằng (học viên của Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Aptech)

Trong lĩnh vực quản lý Nhà nước: Vừa qua, Chính phủ Việt Nam chính thức khai trương Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG). Trao đổi với báo điện tử Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết: “Đây là kết quả ban đầu ghi nhận sự cố gắng nỗ lực của các cơ quan được giao triển khai nhiệm vụ, trong đó có sự đóng góp của các đơn vị về CNTT như Tập đoàn VNPT cùng sự ủng hộ của người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở này, Cổng DVCQG sẽ sẽ hoàn thiện hơn về cơ sở dữ liệu, TTHC để mang lại những dịch vụ công trực tuyến tốt nhất, thân thiện nhất cho người dân doanh nghiệp”.

Trong lĩnh vực giáo dục: Tại Mỹ là một trong những nước đứng đầu thế giới về sự phát triển lĩnh vực CNTT, hiện nay đã và đang áp dụng chương trình dạy và học STEM. STEM là chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng liên quan nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế mới. CNTT là 1 ngành học trong khối STEM này, Theo điều luật mới của Bộ An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ, bắt đầu từ ngày 10 tháng 5 năm 2016, du học sinh thị thực dạng F-1 đăng ký ngành học STEM sẽ được phép làm việc trong thời gian 36 tháng theo chương trình OPT (Optional Practical Training).

Cơ hội và thách thức việc làm ngành CNTT

Dựa trên báo cáo năm 2015 của Vietnamworks, nhân lực ngành CNTT chỉ tăng khoảng 8%/năm trong khi số đầu việc ngành công nghệ thông tin tăng 47%/năm. Đây là con số đáng báo động khi cung không đáp ứng đủ cầu, nhân lực CNTT vừa thừa lại vừa thiếu, doanh nghiệp (DN) vẫn than “khan hiếm” ứng viên chất lượng.

Trước thực trạng đó, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được nhu cầu tuyển dụng ngành CNTT ở Việt Nam thuộc hàng “Top”. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với ngành khi cơ hội là hầu hết số Sinh viên các trường CNTT sau khi tốt nghiệp thường được nhận ngay vào các doanh nghiệp như Sam Sung, Viettel, CMC, VTC… với mức lương trung bình đối với người mới (Fresher) trong lĩnh vực CNTT dao động từ 5 – 8 triệu đồng. Đối với nhân viên có kinh nghiệm và trưởng nhóm, mức lương lần lượt từ 15 – 20 triệu đồng và 20 – 30 triệu đồng. Thế nhưng, liệu rằng sẽ có bao nhiêu % số lượng Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành CNTT ra trường có thể làm được việc ngay hay các DN lại phải tiếp tục đào tạo thêm chuyên môn và những kỹ năng khác mới có thể bắt tay vào công việc.

Đâu là hướng đi đúng cho Sinh viên ngành CNTT?

Cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung của nhân loại, tại Việt Nam, Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, áp dụng chương trình Đào tạo Lập trình viên Quốc tế ADSE vào trong chương trình giảng dạy. Đây là chương trình được xây dựng dựa trên quá trình nghiên cứu nhu cầu và thực trạng của ngành CNTT hiện nay.

Chương trình được trang bị cho các học viên kiến thức và kỹ năng xây dựng hệ thống, tự thiết kế nền tảng lập trình, phát triển các phần mềm ứng dụng, cập nhật các công nghệ mới nhất mà doanh nghiệp đang triển khai. Song song 2 tiếng lý thuyết, 2 tiếng thực hành, học viên còn được bổ sung các kiến thức để phát triển khả năng cá nhân và kỹ năng làm việc nhóm, năng lực quản lý dự án. Đặc biệt hơn, học viên sau khi nhận bằng sẽ được chuyển tiếp vào năm cuối của các trường Đại học danh tiếng của Úc, Mỹ, Canada, Anh Quốc,... cho phép các học viên Aptech du học tiếp ở nước ngoài hoặc du học tại chỗ lấy bằng Cử nhân Khoa học Ứng dụng (BAppAs).

Bên cạnh đó, học viên Aptech không chỉ được học tập trong môi trường hiện đại mà còn được tham gia nhiều chương trình hoạt động ngoại khóa bổ ích như hội thảo khoa học, đi trải nghiệm tại các DN, các cuộc thi về lập trình,... Chính vì vậy mà đầu ra của học viên Aptech luôn đạt chất lượng cao và trở thành đối tượng săn đón của nhiều DN, tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

“Cơn khát nhân lực” ngành Công nghệ thông tin trong cuộc đua toàn cầu hóa - 2
Học viên Aptech đi trải nghiệm Doanh nghiệp

Hơn hai thập kỷ qua, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech liên tục thay đổi để mang đến những kiến thức cập nhật, đón đầu xu hướng công nghệ, tăng cường năng lực cho nhân sự CNTT, góp phần thúc đẩy mục tiêu đưa Việt Nam trở thành Top 10 quốc gia về gia công phần mềm. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ ấy, vừa qua, Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech đã vinh dự nhận được Giải Top ICT Việt Nam - Giải thưởng tôn vinh, ghi nhận những nỗ lực, phát triển của các doanh nghiệp CNTT-TT trong thời đại 4.0. Với những thành tựu đạt được không chỉ trên thị trường Việt Nam mà còn vươn ra trên toàn cầu, theo ông Phạm Thế Trường - CEO Microsoft tại Việt Nam nhận định: “Aptech đang tiên phong trong việc áp dụng phương pháp giáo dục đổi mới và dịch chuyển sao cho phù hợp với thế giới”.

“Cơn khát nhân lực” ngành Công nghệ thông tin trong cuộc đua toàn cầu hóa - 3

Aptech Việt Nam vinh dự nhận được giải thưởng Top ICT Việt Nam 2019

Với chương trình đào tạo CNTT chuẩn Quốc tế được triển khai đồng bộ trên toàn thế giới, Aptech đã trở thành địa chỉ học tập uy tín của các bạn trẻ Việt Nam ham thích máy tính, đam mê CNTT. Aptech vinh dự nhận Giải thưởng Đơn vị đào tạo CNTT tốt nhất Việt Nam 16 năm liền (2003 – 2018)

Năm 2018, Aptech phối hợp với hệ thống giáo dục NCC của Anh quốc, sau khi hoàn tất khóa học 2.5 năm, học viên sẽ được cấp 2 bằng: Lập trình viên Quốc tế (ADSE - Advanced Diploma in Software Engineering) giúp làm việc và thăng tiến trong sự nghiệp CNTT tại Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có thêm bằng Cao đẳng Anh quốc (L5DC - Level 5 Diploma in Computing) để du học năm cuối tại các trường Đại học trên thế giới nếu bạn muốn phát triển thêm con đường học thuật của mình.

Xem thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh CNTT chuyên ngành Lập trình viên của Aptech tại đây: 

https://aptechvietnam.com.vn/tuyensinh2019

“Cơn khát nhân lực” ngành Công nghệ thông tin trong cuộc đua toàn cầu hóa - 4