Tư vấn tuyển sinh:
Có thể thay đổi ngành trong ngày đến làm thủ tục?
(Dân trí) - Thắc mắc về cách làm và nộp hồ sơ ĐKDT? Ghi sai hồ sơ nhưng đã nộp thì làm thế nào? Trường nào đào tạo ngành thiên văn học? Hệ vừa học vừa làm là gì? Trượt NV1 thì có được xét tuyển? Đối tượng nào hưởng chính sách “như thương binh”?...
Trả lời:
Xin lưu ý với bạn, vào thời điểm này không có khái niệm hồ sơ xét tuyển. Bạn đã hiểu sai một cách cơ bản về thông tin tuyển sinh.
Mục 3 trong hồ sơ ĐKDT là dành cho những thí sinh muốn đăng ký NV1 vào các trường ĐH, CĐ (hệ CĐ của các trường ĐH) không tổ chức thi. Để đăng ký NV1 vào các trường này thí sinh phải ĐKDT nhờ tại một trường ĐH nào đó có tổ chức thi để lấy kết quả tham gia xét tuyển.
Với phương thức bạn làm 3 bộ hồ sơ. Trong đó một bộ hồ sơ đăng ký NV1 vào trường ĐH Đà Lạt, hai bộ còn lại là đăng ký 2 NV1 vào hai trường không tổ chức thi bằng cách thi nhờ tại trường ĐH Đà Lạt. Như vậy bạn sẽ nhận được 3 giấy báo dự thi.
Do bạn chỉ thi một khối (khối A) nên trong 3 giấy báo này bạn chỉ phép chọn 1 để dự thi. Bạn chọn giấy báo nào thì chỉ được xét tuyển NV1 vào trường mà bạn đăng ký ở giấy báo đó.
Nếu chọn giấy báo đăng ký NV1 vào trường ĐH không tổ chức thi bằng cách thi nhờ ở trường ĐH Đà Lạt thì kết quả thi sẽ chỉ được chuyển về trường bạn ghi mục 3 để xét tuyển. Trường ĐH Đà Lạt không có trách nhiệm trong việc xét tuyển NV1 đối với giấy báo này. Nghĩa là, nếu bạn đủ điểm vào trường ĐH Đà Lạt thì cũng không thuộc diện trúng tuyển.
Về nguyên tắc bạn chỉ cần hiểu một cách cơ bản như sau: Ở kì thi ĐH thì mỗi bộ hồ sơ ĐKDT bạn chỉ có duy nhất một NV (gọi là NV1). Ứng với mỗi đợt thi bạn sẽ chỉ được chọn duy nhất một trường/một ngành để dự thi.
Theo Ban tư vấn thì em không cần phải lo lắng. Với những sai sót này thì cán bộ tuyển sinh hoàn toàn có thể sửa lại cho em trong quá trình kiểm tra hồ sơ. Nói cách khách hồ sơ của em sẽ không bị loại và em vẫn nhận được giấy báo dự thi bình thường.
Do hiện tại em đã là thí sinh tự do nên việc em nộp ở đầu là quyền của em. Tuy nhiên khi nộp hồ sơ ĐKDT ở đơn vị nào thì em cần phải hỏi kỹ càng về mã đơn vị ĐKDT nhé.
Rất tiếc là hiện nay chưa có trường nào đào tạo chuyên ngành Thiên Văn học cả. Nếu em có sở thích thì có thể theo học các chuyên ngành về Vật Lý. Trong quá trình đào tạo sẽ có một phần nào đó liên quan đến lĩnh vực thiên văn.
Năm nay em thi vào trường ĐH Nông Nghiệp HN mà em xem trên website của trường có nói đến hệ CĐ và ĐH (hệ vừa làm vừa học). Em muốn hỏi là 2 hệ đó của trường tuyển sinh như thế nào? Muốn học hệ CĐ của trường thì em thi rồi xét tuyển hay là thi riêng? ĐH (hệ vừa làm vừa học) thì tuyển sinh có cần thi tuyển không và học theo hình thức như nào? (changlangtuchungtinh@gmail.com)
Hệ vừa làm vực học trước đây gọi là hệ tại chức. Đối với hệ này thì bắt buộc phải thi tuyển. Hình thức thi tuyển giống như đối với hệ ĐH, CĐ chính quy. Có một điểm khác đó là về mức độ đề thì sẽ dễ hơn so với kì thi ĐH, CĐ chính quy. Ngoài ra, hệ này sẽ được tổ chức thi nhiều nhất là 4 đợt/năm.
Để biết thông tin về lịch thi, thời gian ôn thi em nên chủ động liên hệ với Phòng đào tạo nhà trường.
Hình thức học đối với hệ này là không tập trung. Nghĩa là học vào ngoài giờ hành chính (thường là buổi tối) và không liên tục trong tuần (khoảng 3 buổi/tuần)
Sinh viên tốt nghiệp hệ này sẽ nhận được bằng tốt nghiệp hệ không chính quy.
Em định dự thi một trường ĐH ở Hà Nội, nhưng còn phân vân về vấn đề chọn ngành. Vậy cho em hỏi, ngày 3-7-2009 khi làm thủ tục dự thi ĐH em có thể thay đổi ngành thi mà mình đã đăng kí ở phiếu đăng kí dự thi được hay không? (emperorhd@gmail.com)
Theo quy định thì trong ngày đến làm thủ tục dự thi thì thí sinh chỉ được điều chỉnh những sai sót trong hồ sơ tuyển sinh. Chẳng hạn như sai sót về năm sinh, đối tượng…
Việc có được thay đổi ngành ĐKDT hay không là tùy thuộc ở từng trường. Tuy nhiên hầu hết các trường đều tạo điều kiện cho thí sinh chọn đúng ngành phù hợp với năng lực của mình.
Do đó, có thể em sẽ được thay đổi ngành dự thi trong ngày đến làm thủ tục.
Trong các đối tượng hưởng chế độ ưu tiên thì có một đối tượng là “con của người được hưởng chính sách như thương binh” vậy cho em hỏi là “người được hưởng chính sách như thương binh” bao gồm nhưng đối tượng nào?
Ví dụ, bố em bị tai nạn trong quá trình lao động được xác nhận mất sức lao động 31% (được hưởng chế độ chính sách và chi trả trợ cấp như thương binh). Em có được ưu tiên trong kỳ thi ĐH, CĐ như con thương binh không? (traitimnguoimay_kanzaky@yahoo.com.vn)
Căn cứ Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về ưu đãi người có công với cách mạng, Điều 19 Khoản 2 quy định: Người hưởng chính sách “như thương binh” là người không phải quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, các trường hợp đó là:
- Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu
- Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể
- Làm nghĩa vụ quốc tế
- Đấu tranh chống tội phạm
- Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân
- Làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Đối với trường hợp người lao động bị tai nạn mất sức lao động thì không thuộc diện hưởng chính sách “như thương binh”. Như vậy em sẽ không được cộng điểm ưu tiên.
Em cần nhớ kỹ điều này khi em dự thi vào một trường ĐH nào đó nhưng chưa trúng tuyển và có điểm thi đạt từ mức điểm sàn ĐH, CĐ do Bộ GD-ĐT đưa ra trở lên thì em sẽ được cấp phiếu chứng nhận điểm thi số 1 và 2 để tham gia xét tuyển NV2, NV3.
Việc em có thể tham gia xét tuyển NV2, NV3 vào trường nào phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Trường có thông báo xét tuyển NV2 (hoặc NV3) (trường chỉ thông báo xét tuyển NV2 sau khi hoàn tất khâu xét tuyển NV1, thông báo xét tuyển NV2 sau khi hoàn tất khâu xét tuyển NV2)
- Đạt từ mức điểm sàn mà trường đưa ra đối với một ngành đăng ký có cùng khối thi.
- Thuộc vùng tuyển của trường
Nếu em đáp ứng đủ các yếu tố trên thì làm hồ sơ xét tuyển gửi về các trường theo thời gian quy định.
Hồ sơ xét tuyển bao gồm:
- Phiếu chứng nhận điểm thi số 1 (nếu tham gia xét tuyển NV2) hoặc Giấy chứng nhận điểm thi số 2 (nếu tham gia xét tuyển NV3) đã ghi đầy đủ thông tin.
- Một phong bì dán sẵn tem và địa chỉ người nhận.
- Lệ phí tham gia xét tuyển.
Tất cả những giấy tờ này em cho vào một phong bì rồi gửi chuyển phát nhanh về các trường theo thời gian như sau: Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển NV2 từ 25/8-10/9; NV3 từ 15/9-30/9. Sau khi hết hạn nhận hồ sơ xét tuyển các trường sẽ xây dựng điểm chuẩn NV2, NV3 theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Như vậy việc xét tuyển NV2 hay NV3 vào một trường nào đó không phụ thuộc vào trước đó em có làm hồ sơ ĐKDT vào các trường này hay không.
Ban tư vấn tuyển sinh