Chi tiết câu hỏi ôn tập thi trắc nghiệm của Bộ GD-ĐT
(Dân trí) - Cục Khảo thí và Kiếm định chất lượng Bộ GD-ĐT vừa chính thức công bố cấu trúc và số lượng câu hỏi chi tiết trong từng danh mục thí sinh cần ôn tập đối với đề thi trắc nghiệm Vật lý, Hoá học, Sinh học và Ngoại ngữ năm nay.
Theo đó, đối với mỗi phần đã được “khoanh vùng”, Cục Khảo thí cho thí sinh biết sẽ có bao nhiêu câu hỏi xoay quanh phần đó. Tuy nhiên, nội dung chi tiết của các câu hỏi phải được giữ bí mật tuyệt đối tới tận lúc thí sinh bước vào phòng thi.
Thí sinh lưu ý: Thí sinh được quyền lựa chọn làm một trong hai phần. Tức là thí sinh học chương trình phân ban có thể làm đề chương trình không phân ban và ngược lại.
Nguyên tắc các thí sinh phải đặc biệt ghi nhớ và tuân thủ nghiêm túc: Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần tự chọn, đã lựa chọn phần nào phải làm trọn vẹn phần đó. Nếu làm cả hai, dù làm hết hay không hết, sẽ bị tính là vi phạm quy chế và không được chấm điểm, bài thi sẽ không được công nhận.
Lưu ý: Số ghi trong dấu [ ] là số câu trắc nghiệm
Dưới đây là cấu trúc và số lượng câu hỏi của bốn môn thi trắc nghiệm.
I. MÔN VẬT LÝ
I.1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học tự nhiên; ban Khoa học xã hội và nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [32 câu]:
1. Dao động cơ học [5]
• Đại cương về dao động điều hòa
• Khảo sát dao động điều hoà. Năng lượng trong dao động điều hòa
• Con lắc lò xo
• Con lắc đơn
• Tổng hợp các dao động điều hòa
• Dao động tắt dần
• Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
2. Sóng cơ học, âm học [3]
• Đại cương về sóng cơ học
• Sóng âm
• Giao thoa
• Sóng dừng
3. Dòng điện xoay chiều [7]
• Đại cương về dòng điện xoay chiều
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
• Công suất của dòng điện xoay chiều
• Máy phát điện xoay chiều một pha
• Dòng điện xoay chiều ba pha
• Động cơ không đồng bộ ba pha
• Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng
4. Dao động điện từ, sóng điện từ [3]
• Mạch dao động, dao động điện từ
• Điện từ trường
• Sóng điện từ
5. Tính chất sóng của ánh sáng [5]
• Tán sắc ánh sáng
• Giao thoa ánh sáng
• Bước sóng và màu sắc ánh sáng
• Tia hồng ngoại
• Tia tử ngoại
• Tia Rơn ghen
6. Lượng tử ánh sáng [4]
• Hiện tượng quang điện ngoài
• Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
7. Vật lí hạt nhân [5]
• Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
• Sự phóng xạ
• Phản ứng hạt nhân.
• Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng.
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học tự nhiên [8 câu]:
1. Dao động cơ học
• Con lắc vật lí
2. Sóng cơ học, âm học
• Phản xạ sóng
• Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đôp - le
3. Dòng điện xoay chiều
• Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
4. Dao động điện từ, sóng điện từ
• Thông tin bằng sóng vô tuyến điện
5. Chuyển động của vật rắn
• Chuyển động của một vật rắn quanh một trục cố định
• Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng, mômen quán tính của một vật
• Phương trình động lực học của vật rắn, mômen động lực của vật rắn. Định luật bảo toàn mômen động lượng
• Chuyển động của khối tâm vật rắn. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
• Động năng của vật rắn quanh một trục
• Cân bằng tĩnh của vật rắn
• Hiệu lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
• Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Mặt chân đế
6. Tính chất sóng của ánh sáng
• Nhiễu xạ ánh sáng
• Máy quang phổ, quang phổ liên tục quang phổ vạch, phân tích quang phổ
7. Lượng tử ánh sáng
• Hiện tượng quang điện trong
• Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
• Sự hấp thụ ánh sáng, mầu sắc các vật, sự phát quang
• Mẫu Bo và nguyên tử hiđrô
• Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng - Sơ lược về Laze
8. Vật lí hạt nhân
• Thuyết tương đối hẹp
• Phản ứng hạt nhân phân hạch, nhiệt hạch
9. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn
• Các hạt sơ cấp
• Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
• Các sao. Thiên hà
• Thuyết Vụ nổ lớn
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn [8 câu]:
1. Dao động điện từ, sóng điện từ
• Thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
2. Lượng tử ánh sáng
• Hiện tượng quang điện trong
• Sự phát quang: lân quang, huỳnh quang
• Laze
• Mẫu nguyên tử Bo. Quang phổ Hiđrô
3. Vật lí hạt nhân
• Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
• Sự phân hạch, phản ứng nhiệt hạch (phản ứng tổng hợp hạt nhân)
4. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đến vĩ mô)
• Các hạt sơ cấp
• Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
• Thiên hà
I.2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. Dao động cơ học [5]
• Đại cương về dao động điều hòa
• Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa
• Con lắc lò xo
• Con lắc đơn
• Tổng hợp các dao động điều hòa
• Dao động tắt dần
• Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
2. Sóng cơ học, âm học [3]
• Đại cương về sóng cơ học
• Sóng âm
• Giao thoa
• Sóng dừng
3. Dòng điện xoay chiều [8]
• Đại cương về dòng điện xoay chiều
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
• Công suất của dòng điện xoay chiều
• Máy phát điện xoay chiều một pha
• Dòng điện xoay chiều ba pha
• Động cơ không đồng bộ ba pha
• Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng
• Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
• Máy phát điện một chiều
4. Dao động điện từ, sóng điện từ [5]
• Mạch dao động, dao động điện từ
• Điện từ trường
• Sóng điện từ
• Sự phát và thu sóng điện từ
• Sơ lược về máy phát và máy thu vô tuyến điện
5. Quang học [2]
• Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
• Mắt và các dụng cụ quang học
6. Tính chất sóng của ánh sáng [6]
• Tán sắc ánh sáng
• Giao thoa ánh sáng
• Bước sóng và màu sắc ánh sáng
• Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch
• Tia hồng ngoại
• Tia tử ngoại
• Tia Rơn ghen
7. Lượng tử ánh sáng [5]
• Hiện tượng quang điện ngoài
• Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
• Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
• Mẫu Bo và nguyên tử Hidrô
8. Vật lí hạt nhân [6]
• Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
• Sự phóng xạ
• Phản ứng hạt nhân
• Đồng vị phóng xạ và ứng dụng
• Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng
• Độ hụt khối, năng lượng liên kết và năng lượng liên kết riêng
• Năng lượng hạt nhân
I.3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh bổ túc THPT
1. Dao động cơ học [5]
• Đại cương về dao động điều hòa
• Khảo sát dao động điều hòa. Năng lượng trong dao động điều hòa
• Con lắc lò xo
• Con lắc đơn
• Tổng hợp các dao động điều hòa
• Dao động tắt dần
• Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
2. Sóng cơ học, âm học [3]
• Đại cương về sóng cơ học
• Sóng âm
• Giao thoa
• Sóng dừng
3. Dòng điện xoay chiều [9]
• Đại cương về dòng điện xoay chiều
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
• Công suất của dòng điện xoay chiều
• Máy phát điện xoay chiều một pha
• Dòng điện xoay chiều ba pha
• Động cơ không đồng bộ ba pha
• Máy biến thế. Sự truyền tải điện năng
• Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
• Máy phát điện một chiều
4. Dao động điện từ, sóng điện từ [3]
• Mạch dao động, dao động điện từ
• Điện từ trường
• Sóng điện từ
5. Quang học [3]
• Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
• Mắt và các dụng cụ quang học
6. Tính chất sóng của ánh sáng [7]
• Tán sắc ánh sáng
• Giao thoa ánh sáng
• Bước sóng và màu sắc ánh sáng
• Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch
• Tia hồng ngoại
• Tia tử ngoại
• Tia Rơn ghen
7. Lượng tử ánh sáng [4]
• Hiện tượng quang điện ngoài
• Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
8. Vật lí hạt nhân [6]
• Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
• Sự phóng xạ
• Phản ứng hạt nhân.
• Đồng vị phóng xạ và ứng dụng
• Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng.
I.4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Phần chung cho tất cả thí sinh [40 câu]:
1. Dao động cơ học [6]
• Đại cương về dao động điều hòa
• Con lắc lò xo
• Con lắc đơn
• Tổng hợp dao động
• Dao động tắt dần
• Dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
2. Sóng cơ học, âm học [4]
• Đại cương về sóng cơ học
• Sóng âm
• Giao thoa
• Sóng dừng
3. Dòng điện xoay chiều [9]
• Đại cương về dòng điện xoay chiều
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, cuộn cảm hoặc tụ điện
• Dòng điện xoay chiều trong đoạn mạch không phân nhánh
• Công suất của dòng điện xoay chiều
• Máy phát điện xoay chiều một pha
• Dòng điện xoay chiều ba pha
• Động cơ không đồng bộ ba pha
• Máy biến thế, sự truyền tải điện năng
• Chỉnh lưu dòng điện xoay chiều
4. Dao động điện từ, sóng điện từ [4]
• Mạch dao động, dao động điện từ
• Điện từ trường
• Sóng điện từ
5. Tính chất sóng của ánh sáng [6]
• Tán sắc ánh sáng
• Giao thoa ánh sáng
• Bước sóng và màu sắc ánh sáng
• Máy quang phổ. Quang phổ liên tục. Quang phổ vạch.
• Tia hồng ngoại
• Tia tử ngoại
• Tia Rơn ghen
6. Lượng tử ánh sáng [5]
• Hiện tượng quang điện ngoài
• Thuyết lượng tử ánh sáng. Các định luật quang điện.
• Hiện tượng quang dẫn, quang trở, pin quang điện
• Mẫu Bo và nguyên tử hidrô
7. Vật lí hạt nhân [6]
• Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử, đơn vị khối lượng nguyên tử
• Sự phóng xạ
• Đồng vị phóng xạ và ứng dụng.
• Hệ thức Anhxtanh giữa năng lượng và khối lượng. Độ hụt khối, năng lượng liên kết, năng lượng liên kết riêng
• Năng lượng hạt nhân
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [10 câu]:
1. Dao động cơ học
• Con lắc vật lí
2. Sóng cơ học, âm học
• Phản xạ sóng
• Cộng hưởng âm. Hiệu ứng Đôp - le
3. Dao động điện từ, sóng điện từ
• Nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến
4. Chuyển động của vật rắn
• Chuyển động của một vật rắn quanh một trục cố định
• Mômen lực, điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định, điều kiện tổng quát để một vật rắn cân bằng, mômen quán tính của một vật.
• Phương trình động lực học của vật rắn, mômen động lực của vật rắn. Định luật bảo toàn mômen động lượng
• Chuyển động của khối tâm vật rắn. Động năng của vật rắn chuyển động tịnh tiến
• Động năng của vật rắn quanh một trục
• Cân bằng tĩnh của vật rắn
• Hiệu lực của các lực song song. Ngẫu lực, cân bằng của vật rắn dưới tác dụng của ba lực song song
• Cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định. Mặt chân đế
5. Tính chất sóng của ánh sáng
• Nhiễu xạ ánh sáng
6. Lượng tử ánh sáng
• Sự hấp thụ ánh sáng; mầu sắc các vật; sự phát quang
• Lưỡng tính sóng hạt của ánh sáng - Sơ lược về Laze
7. Vật lí hạt nhân
• Thuyết tương đối hẹp
8. Từ vô cùng nhỏ đến vô cùng lớn (từ vi mô đên vĩ mô)
• Các hạt sơ cấp
• Mặt Trời. Hệ Mặt Trời
• Các sao. Thiên hà. Sự chuyển động và tiến hoá của vũ trụ
• Thuyết Vụ nổ lớn
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [10 câu]:
1. Dòng điện xoay chiều
• Máy phát điện một chiều
2. Dao động điện từ, sóng điện từ
• Sự phát và thu sóng điện từ
• Sơ lược về máy phát và máy thu vô tuyến điện
3. Sự phản xạ và khúc xạ ánh sáng
• Sự truyền ánh sáng. Sự phản xạ ánh sáng.
• Gương phẳng
• Gương cầu
• Sự khúc xạ ánh sáng và chiết suất
• Hiện tượng phản xạ toàn phần
• Lăng kính
• Thấu kính mỏng
4. Mắt và các dụng cụ quang học
• Máy ảnh
• Mắt
• Kính lúp
• Kính hiển vi
• Kính thiên văn
II. MÔN HOÁ HỌC
II.1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
1. Cacbohiđrat [2]
2. Amin - Amino axit – Protein [3]
3. Polime và vật liệu polime [2]
4. Đại cương về kim loại [4]
5. Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm [6]
6. Crom, sắt, đồng; Hoá học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội, môi trường [4]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
8. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học tự nhiên [7 câu]:
1. Xeton
2. Dãy thế điện cực chuẩn của kim loại
3. Bạc, vàng, niken, kẽm, thiếc, chì
4. Phân tích hoá học
5. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc phần riêng
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn [7 câu]:
1. Ancol - Phenol
2. Anđehit - Axit cacboxylic
3. Este - Lipit
4. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc phần riêng
II.2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. Rượu - Phenol - Amin [3]
2. Anđehit - Axit cacboxylic - Este [4]
3. Glixerin - Lipit [1]
4. Gluxit [2]
5. Aminoaxit và protit [1]
6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
8. Đại cương về kim loại [4]
9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
10. Sắt [3]
11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
II.3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh chương trình bổ túc THPT
1. Rượu - Phenol - Amin [3]
2. Anđehit - Axit cacboxylic - Este [4]
3. Glixerin - Lipit [1]
4. Gluxit [2]
5. Aminoaxit và protit [1]
6. Hợp chất cao phân tử và vật liệu polime [2]
7. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
8. Đại cương về kim loại [4]
9. Kim loại các phân nhóm chính I, II và nhôm [6]
10. Sắt [3]
11. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [7]
II.4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Phần chung cho tất cả thí sinh [44 câu]:
1. Nguyên tử; Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học; Liên kết hoá học [2]
2. Phản ứng oxi hoá-khử; Cân bằng hoá học [2]
3. Sự điện li [2]
4. Phi kim [2]
5. Đại cương về kim loại [2]
6. Kim loại phân nhóm chính nhóm I (IA), II (IIA); nhôm, sắt [6]
7. Đại cương hoá học hữu cơ; Hiđrocacbon [2]
8. Rượu (ancol) - Phenol [3]
9. Anđehit - Axit cacboxylic [3]
10. Este - Lipit [3]
11. Amin - Aminoaxit - Protit (protein) [2]
12. Gluxit (cacbohiđrat) [2]
13. Hợp chất cao phân tử (polime) và vật liệu polime [1]
14. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá hữu cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
15. Tổng hợp nội dung các kiến thức hoá vô cơ thuộc chương trình phổ thông [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [6 câu]:
1. Xeton [1]
2. Dãy thế điện cực chuẩn [1]
3. Crom, đồng, niken, chì, kẽm, bạc, vàng, thiếc [2]
4. Phân tích hoá học; Hoá học và các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường [2]
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [6 câu]:
1. Nhôm, sắt [2]
2. Dãy điện hoá của kim loại [1]
3. Hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon [3]
III. MÔN SINH HỌC
III.1. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình phân ban (ban Khoa học tự nhiên, ban Khoa học xã hội và nhân văn)
Phần chung cho thí sinh 2 ban [33 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [7]
2. Tính qui luật của hiện tượng di truyền [5]
3. Di truyền học người [2]
4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [6]
5. Phát sinh loài người [2]
6. Cá thể và quần thể sinh vật [5]
7. Quần xã, hệ sinh thái, sinh quyển; sinh thái học với việc quản lí tài nguyên thiên nhiên [6]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học tự nhiên [7 câu]:
1. Di truyền liên kết; di truyền ngoài nhân [1]
2. Ảnh hưởng của môi trường đến sự biểu hiện của gen [1]
3. Di truyền học quần thể [1]
4. Ứng dụng di truyền học [1]
5. Bằng chứng tiến hóa [1]
6. Sự phát sinh và phát triển của sự sống trên trái đất [1]
7. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống; Các đặc trưng cơ bản của quần xã; Diễn thế sinh thái - Sinh quyển [1]
Phần dành cho thí sinh chương trình ban Khoa học xã hội và nhân văn [7 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị [1]
2. Tính qui luật của hiện tượng di truyền [1]
3. Di truyền học người [1]
4. Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa [1]
5. Phát sinh loài người [1]
6. Cá thể và quần thể sinh vật [1]
7. Quần xã, hệ sinh thái và vấn đề quản lí tài nguyên [1]
III.2. Đề thi tốt nghiệp THPT dành cho thí sinh chương trình không phân ban
1. Biến dị [11]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [9]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [2]
5. Sự phát triển của sinh vật [2]
6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [12]
7. Phát sinh loài người [2]
III.3. Đề thi tốt nghiệp dành cho thí sinh bổ túc THPT
1. Biến dị [11]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [10]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [1]
5. Sự phát triển của sinh vật [1]
6. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [13]
7. Phát sinh loài người [2]
III.4. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Phần chung cho tất cả thí sinh [43 câu]:
1. Biến dị [12]
2. Ứng dụng di truyền học vào chọn giống [11]
3. Di truyền học người [2]
4. Sự phát sinh sự sống [2]
5. Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá [14]
6. Phát sinh loài người [2]
Phần dành cho thí sinh chương trình phân ban [7 câu]:
1. Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị; tính quy luật của hiện tượng di truyền [2]
2. Sinh thái học [5]
Phần dành cho thí sinh chương trình không phân ban [7 câu]:
1. Cơ sở vật chất và cơ chế di truyền; các qui luật di truyền [5]
2. Sinh thái học [2]
IV. MÔN TIẾNG ANH
IV.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (7 năm, 3 năm, phân ban) có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
1. Ngữ âm [5]
• Trọng âm và/hoặc
• Nguyên âm và phụ âm
2. Ngữ pháp và yếu tố văn hoá [20]
• Thời và hợp thời (cách sử dụng thời)
• Cấu trúc câu
• Từ nối
• Chức năng giao tiếp đơn giản
3. Từ vựng [5]
• Cấu tạo từ (phương thức cấu tạo từ)
• Chọn từ/tổ hợp từ (khả năng kết hợp từ)
4. Kỹ năng
* Kỹ năng đọc (chủ đề phổ thông) [10]
• Điền từ vào chỗ trống (1 bài, khoảng 150 từ)
• Đọc hiểu: 1 bài (khoảng 200 từ; khuyến khích các yếu tố văn hoá)
* Kỹ năng viết [10]
clause)à • Viết chuyển hoá (dạng điền khuyết; cấp độ: phrase
• Phát hiện lỗi
IV.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Ngữ âm [5]
• Trọng âm và/hoặc
• Nguyên âm và phụ âm
2. Ngữ pháp và yếu tố văn hoá [10]
• Thời và hợp thời
• Cấu trúc câu
• Từ nối
• Chức năng giao tiếp
3. Từ vựng [10]
• Cấu tạo từ
• Chọn từ/tổ hợp từ
4. Kỹ năng [55]
* Kỹ năng đọc (chủ đề phổ thông) [40]
• Điền từ vào chỗ trống (2 bài, khoảng 200 từ) [20]
• Đọc hiểu: 2 bài (khoảng 400 từ; khuyến khích các yếu tố văn hoá) [20]
* Kỹ năng viết [15]
clause) à • Viết chuyển hoá (dạng điền khuyết; cấp độ: phrase
• Phát hiện lỗi
• Tìm câu đồng nghĩa
V. MÔN TIẾNG NGA
V.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Hai loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT phân ban và không phân ban có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
1. Ngữ pháp [15]
• Giới từ
• Danh từ
• Động từ
• Tính từ
• Đại từ
• Số từ
• Liên từ
2. Từ vựng [5]
3. Tìm lỗi [5]
• Đổi cách
• Thể động từ
• Chia động từ
• Giới từ
• Từ vựng
4. Tình huống [5]
5. Điền từ/cụm từ [5]
• Giới từ
• Ý nghĩa từ vựng
• Thể động từ
• Liên từ
• Tính từ/đại từ
6. Đọc hiểu (bài khoá khoảng 150 từ) [5]
7. Câu [10]
• Kết thúc câu
• Câu đồng nghĩa
• Dựa vào từ gợi ý viết câu
V.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Ngữ pháp [30]
• Giới từ
• Danh từ
• Động từ
• Tính từ
• Đại từ
• Số từ
• Liên từ
2. Từ vựng [5]
3. Tìm lỗi [10]
• Đổi cách
• Thể động từ
• Chia động từ
• Giới từ
• Từ vựng
4. Tình huống [5]
5. Điền từ/cụm từ [10]
• Giới từ
• Ý nghĩa từ vựng
• Thể động từ
• Liên từ
• Tính từ/đại từ
6. Đọc hiểu (bài khoá khoảng 150 từ) [5]
7. Câu [15]
• Kết thúc câu
• Câu đồng nghĩa
• Dựa vào từ gợi ý viết câu
VI. MÔN TIẾNG PHÁP
VI.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
Ghi chú: Ba loại đề thi cho thí sinh các chương trình THPT (7 năm, 3 năm, phân ban) có cấu trúc tương tự, nhưng khác nhau về mức độ.
1. Đọc hiểu (bài khoá khoảng 120-200 từ) [10]
2. Ngữ pháp [22]
• Định từ (mạo từ, tính từ sở hữu, tính từ chỉ trỏ), giới từ
• Tính từ, trạng từ
• Đại từ
• Động từ
• Cấu trúc và chuyển đổi câu
• Từ nối (articulateurs)
3. Từ vựng [10]
• Cấu tạo từ
• Chọn từ
• Từ đồng nghĩa
• Từ trái nghĩa
4. Viết [8]
• Hoàn thành câu
• Chọn câu tương ứng về nghĩa
• Chọn câu có trật tự từ đúng
VI.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
Ghi chú: Không phân biệt đối tượng thí sinh.
1. Kiến thức ngôn ngữ [32]
* Ngữ pháp [24]
• Từ nối (articulateurs)
• Giới từ
• Động từ
• Đại từ
• Tính từ
• Cấu trúc và chuyển đổi câu
* Từ vựng [8]
• Cấu tạo từ
• Từ đồng nghĩa, trái nghĩa, đa nghĩa
2. Đọc hiểu [32]
• 1 bài test de closure [12]
• 1 bài texte informatif [10]
• 1 bài texte (loại hình văn bản khác) [10]
3. Viết [16]
• Tìm câu có trật tự đúng
• Chọn câu tương ứng về nghĩa
• Tình huống
• Hoàn thành câu
VII. MÔN TIẾNG TRUNG QUỐC
VII.1. Đề thi tốt nghiệp THPT
1. Ngữ âm [5]
• Thanh mẫu
• Vận mẫu
• Thanh điệu
2. Từ vựng [5]
• Từ đồng nghĩa
• Giải nghĩa từ
3. Ngữ pháp [35]
* Từ loại [20]
• Xác định từ loại
• Cách dùng của từ loại (thực từ; hư từ)
* Cú pháp [15]
• Chức năng cú pháp
• Câu phức (từ nối; cặp từ nối)
4. Kỹ năng tổng hợp (bài đọc hiểu có độ dài khoảng 150 chữ) [5]
VII.2. Đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng
1. Ngữ âm [10]
• Thanh mẫu
• Vận mẫu
• Thanh điệu
2. Từ vựng [15]
• Từ đồng nghĩa
• Giải nghĩa từ
• Giải nghĩa cụm từ
3. Ngữ pháp [45]
* Từ loại [25]
• Xác định từ loại
• Cách dùng của từ loại (thực từ; hư từ)
* Cú pháp [20]
• Chức năng cú pháp
• Câu phức (từ nối; cặp từ nối)
4. Kỹ năng tổng hợp (bài đọc hiểu có độ dài khoảng khoảng 300-500 chữ) [10]
Nhóm PV Giáo dục
(Nguồn Bộ GD-ĐT)