Báo cáo Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa
(Dân trí)- Để chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, dự kiến khai mạc vào ngày 20/10 tới, Thủ tướng Chính phủ đã phân công các thành viên Chính phủ chuẩn bị một số báo cáo, tờ trình, dự án Luật. Trong đó, Bộ GD-ĐT có Tờ trình và báo cáo quan trọng.<br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/chuong-trinh-sgk-sau-2015-co-the-trien-khai-dong-loat-voi-cap-tieu-hoc-949376.htm'><b> >> Chương trình - SGK sau 2015: Có thể triển khai đồng loạt với cấp tiểu học</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/can-lam-ro-trach-nhiem-cua-bo-gddt-trong-bien-soan-su-dung-sgk-949031.htm'><b> >> Cần làm rõ trách nhiệm của Bộ GD-ĐT trong biên soạn, sử dụng SGK</b></a><br><a href='http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/7788-ty-dong-thuc-hien-chuong-trinh-sach-giao-khoa-pho-thong-948897.htm'><b> >> 778,8 tỷ đồng thực hiện chương trình, sách giáo khoa phổ thông </b></a>
Theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chuẩn bị, trình Báo cáo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đối với việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp Quốc hội.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT chuẩn bị, trình Tờ trình của Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Báo cáo của Chính phủ về việc triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, trong đó có chủ trương thực hiện một kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
Trước đó, Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có báo cáo một số ý kiến thẩm tra Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và nhất trí về cơ bản với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thay cho Nghị quyết số 40/QH10 năm 2000 về vấn đề này đã được thực hiện từ năm học 2002-2003 đến nay.
Ủy ban cũng cơ bản tán thành với Tờ trình của Chính phủ xác định mục tiêu của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông là nhằm tạo ra sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục, bảo đảm thực hiện mục tiêu của đổi mới giáo dục là chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức một chiều sang hướng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh; từ nền giáo dục nặng về dạy chữ, ứng thí sang nền giáo dục thực học, thực nghiệp, góp phần quan trọng phát triển con người có năng lực và phẩm chất tốt.
Theo lộ trình thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo ba giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2017): Chuẩn bị các điều kiện để xây dựng chương trình và sách giáo khoa mới; Giai đoạn 2 (từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018): Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; tiếp tục biên soạn, thẩm định và phê duyệt sách giáo khoa; tiếp tục tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa; thực hiện bán đấu giá bản quyền một bộ sách giáo khoa do Bộ GD-ĐT tạo tổ chức biên soạn. Giai đoạn 3 (từ tháng 7/2018 đến tháng 12/2021): Từ năm học 2018 - 2019, triển khai áp dụng chương trình mới; tiếp tục xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện, bổ sung chế độ, chính sách liên quan đến việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới... |