5 lý do phổ biến của việc trì hoãn học tiếng Anh

Khả năng tiếng Anh tốt như một “vũ khí” sắc bén cho người trẻ trên con đường học vấn và sự nghiệp. Tuy nhiên, không ít người trì hoãn việc học tiếng Anh chỉ vì những lý do tưởng chừng khó có thể khắc phục dưới đây.

1, Cuộc sống quá bận rộn

Cả ngày làm việc ở công sở khiến nhiều người trong chúng ta quay như chong chóng. Về đến nhà, chưa kể đến những công việc trong gia đình, khi có những phút nghỉ ngơi thư giãn, không ai còn muốn nạp thêm vào đầu bất cứ kiến thức nào nữa. Quá bận rộn, không có thời gian là lý do phổ biến và có vẻ “chính đáng” nhất để trì hoãn việc học Tiếng Anh.

51.jpg

2, “Tôi không có năng khiếu ngoại ngữ!”

Hầu hết người Việt đều được học tiếng Anh cả chục năm học phổ thông, thêm vài năm ở trường Đại học nhưng tất cả chỉ dừng lại ở mức “bập bẹ” nói, “loáng thoáng” nghe hiểu. Nhiều người nghĩ mình không có năng khiếu nên học mãi vẫn chẳng thế giao tiếp lưu loát. Điều này gây tâm lí chán nản, sợ học tiếng Anh. Việc rèn luyện tiếng Anh cũng vì thế mà bị trì hoãn vô thời hạn, những cơ hội làm việc và thăng tiến cũng dần xa rời tầm tay.

52.jpg

3, Không có đủ động lực để học tiếng Anh

“Tôi không đi du học nên chẳng cần có tiếng Anh giỏi.” hay “Công việc của tôi chẳng cần dùng nhiều đến tiếng Anh nên biết vài từ đủ dùng là được…” Những “cái cớ” này khiến cho nhiều người, trong đó có không ít bạn trẻ coi việc không nghe nói được tiếng Anh là chuyện hết sức bình thường.

Những suy nghĩ lạc hậu đó có thể khiến người Việt ngày càng thụt lùi với những tiến bộ của xã hội trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa mạnh mẽ. Thử tưởng tượng, hàng triệu bạn trẻ Việt Nam cùng chung ý nghĩ như vậy thì cho tới bao giờ, đất nước ta mới bắt kịp được với các cường quốc trên thế giới?

53.jpg

Thực tế hiện nay, dù đang làm việc ở bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần có khả năng ngoại ngữ tốt. Nhờ tiếng Anh, người trẻ dễ dàng nâng cao trình độ chuyên môn trong công việc, mở mang vốn hiểu biết để trở thành một công dân toàn cầu văn minh, hiện đại.

4, Không còn hứng thú với cách học truyền thống

Nhiều người mong muốn học tiếng Anh nhưng cảm thấy phương pháp học truyền thống với hàng chục học viên một lớp không phù hợp. Lý do chủ yếu là phương pháp này không có nhiều sự tương tác giữa học viên và giáo viên, thiếu môi trường thực hành khiến cho học viên ra khỏi lớp là quên ngay bài vừa học.

Ngoài ra, nhiều người thiếu sự chủ động rèn luyện ngoài giờ học, chỉ phụ thuộc vào những giờ học trên lớp nên tham gia nhiều khóa học mà vẫn không hiệu quả. Việc tự học ở nhà cần rất nhiều quyết tâm và nỗ lực, hơn nữa lại rất mất công mày mò tìm kiếm những tài liệu phù hợp nhất với mình. Điều này cũng khiến nhiều bạn mất thời gian tìm ra con đường học tiếng Anh đúng đắn.

5, Học tiếng Anh nhưng không có môi trường để giao tiếp và thực hành

Đây là nỗi băn khoăn rất lớn của những ai đang nuôi ước mơ có khả năng giao tiếp tiếng Anh tự tin, lưu loát. Dù quyết tâm học tiếng Anh, môi trường thực hành nghe nói mới chính là nhân tố quan trọng nhất giúp bạn hoàn thiện kỹ năng ngoại ngữ của mình. Bởi nếu chỉ học ngữ pháp và từ vựng mà không có những tình huống thực tế để ứng dụng thì thứ tiếng Anh bạn đang học chỉ là thứ ngôn ngữ “chết”, không bao giờ sử dụng được trong công việc và cuộc sống.

Không ai giỏi tiếng Anh mà không cần môi trường luyện giao tiếp. Người học phải  thực sự chìm đắm trong tiếng Anh mỗi ngày để nó trở nên gần gũi, thân thuộc như hơi thở. Không chỉ xem phim, đọc sách tiếng Anh, người học còn phải thường xuyên trò chuyện với người bản ngữ để luyện tư duy và phản xạ bằng tiếng Anh, học cách phát âm, cách nói thông dụng của họ trong đời sống hàng ngày.  

Ngoài 5 lý do trên, còn vô vàn những lý do cả chủ quan lẫn khách quan khác khiến bạn trì hoãn việc học Tiếng Anh. Nhưng nếu kéo dài việc trì hoãn này, bạn đang tự xây bức tường ngăn cách mình đến với những cơ hội mới, những thay đổi tích cực trong công việc và cuộc sống mà thứ ngôn ngữ quốc tế này mang lại.

May mắn là hiện nay, có rất nhiều phương pháp học tiếng Anh tiên tiến giúp bạn vượt qua được tất cả những trở ngại nói trên. Một trong số đó là phương pháp học tiếng Anh trực tuyến (E-learning) đang được hàng ngàn người sử dụng để nâng cao khả năng ngoại ngữ. Trên thế giới, E-learning cũng được nhiều trường ĐH nổi tiếng như Harvard, Stanford áp dụng vào việc giảng dạy. Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là người học có thể học vào bất cứ thời gian nào trong ngày, học mọi lúc mọi nơi với chỉ một chiếc máy tính nối mạng.

Khắc phục nhược điểm của các phương pháp học một chiều, theo phương thức này, các giáo viên bản xứ Âu - Úc - Mỹ sẽ giảng dạy trong các lớp học trực tuyến được thiết kế trực quan, sinh động được mở tới 16h mỗi ngày. Đặc biệt, các bài học trở nên gần gũi và đạt hiệu quả cao bởi sự tương tác thường xuyên với giáo viên nước ngoài, giúp người học có cơ hội giao tiếp mỗi ngày trong môi trường 100% nói tiếng Anh.

Hiện nay tại Việt Nam, phương thức này được ứng dụng tại chương trình học tiếng Anh trực tuyến Topica Native. Nói về chương trình này, Giáo sư Nguyễn Lân Trung, Phó hiệu trưởng trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội cho biết: "Phương pháp này dựa trên video và tình huống thực tế, giúp người học làm quen với âm điệu của một một ngôn ngữ lạ. Bên cạnh đó, các giáo viên nước ngoài sẽ khiến học viên cảm thấy việc học nhẹ nhàng, khối lượng kiến thức không quá nhiều nhưng có thể thực hành và ghi nhớ được".

https://lh6.googleusercontent.com/mtrL6E2WE4SL6Bjb7Z-4Sv6BErLlur_g6t9LElKkul52OLXqJKtZVJynP3MnynBZrLOnyATp51nmiBDFe1nzdvqUGmigy0Bx4h4tVdpA2maylpKvIsyT-6hEJsl3QreUyPmXtQ

"Muốn giỏi tiếng Anh, hãy học đúng phương pháp. Thành công là 99% chăm chỉ và 1% thông minh. Học với Topica Native, giáo viên hướng dẫn giúp đỡ rất nhiệt tình nên cảm thấy như có người bạn đồng hành tin cậy suốt quá trình học tập" - chị Mạc Thùy Dương chia sẻ.

Click http://hoctienganh.native.vn/ để tìm hiểu thêm về phương pháp học này.