Ngành du lịch đau đầu với cơn khát nhân sự hậu đại dịch

Trường Thịnh

(Dân trí) - Đại dịch Covid-19 qua đi đồng nghĩa ngành du lịch trong nước bắt đầu trên đà phục hồi trở lại. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cấp cao,… đang đối mặt với bài toán thiếu nhân sự làm việc.

Du lịch hồi phục, nhân sự ở đâu?

Sau giai đoạn đầy thăng trầm dưới sự tác động của Covid-19, hoạt động du lịch nội địa và quốc tế của Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ ngay khi Chính phủ ra quyết định mở cửa trở lại kể từ ngày 15/3/2022.

Kết quả cho thấy chỉ trong vòng nửa đầu 2022, du lịch Việt Nam đã đón 413.000 lượt khách quốc tế; phục vụ 60,8 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch ước đạt 265.000 tỷ đồng.

Đặc biệt, theo báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới, chỉ số năng lực phát triển của du lịch Việt Nam năm 2021 xếp thứ 52, tăng 8 bậc so với năm 2019, nằm trong số 3 quốc gia có mức độ cải thiện tốt nhất trên thế giới.

Ngành du lịch đau đầu với cơn khát nhân sự hậu đại dịch - 1

Mặc dù đã có bước phục hồi, phát triển mạnh mẽ nhưng ngành dịch vụ không khói của Việt Nam vẫn đang phải đối diện với nhiều vấn đề, đặc biệt là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực du lịch ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ du khách.

Cụ thể, sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành rơi vào khủng hoảng, 90-95% doanh nghiệp dừng hoạt động, chuyển ngành nghề, đổi mô hình kinh doanh, cắt giảm nhân sự. 

Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp Trương Anh Dũng từng chia sẻ tại một sự kiện hồi tháng 4 rằng nếu như năm 2019, Việt Nam có 4,9 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch thì đến năm 2020, gần 80% nhân sự của ngành này bị cắt giảm bởi ảnh hưởng từ dịch Covid-19. Năm 2021, chỉ 25% lao động trong số còn lại làm việc đủ thời gian.

Có thể thấy, nhân lực ngành du lịch phần lớn bị mất việc làm, số ít còn lại làm việc cầm chừng hoặc bắt buộc phải chuyển đổi sang ngành nghề khác để kiếm sống, khiến ngành du lịch hậu đại dịch rơi vào cảnh khủng hoảng nhân sự.

Chủ một khách sạn 4 sao tại Nha Trang cho biết tại đây công suất phòng đạt 90%, vào các cuối tuần đều kín khách. Tuy nhiên, cơ sở này thiếu nhân lực trầm trọng, nhất là bộ phận buồng phòng do những người có kinh nghiệm đã chuyển việc trong thời gian Covid-19. Việc tuyển dụng mới cũng khó khăn vì phải cạnh tranh với các nhà hàng, khách sạn khác, vốn đang thiếu người nên chào mới mức lương cao hơn. Thậm chí, nhiều nhân viên nhảy việc cũng vì thế.

Cùng chung nỗi niềm, chủ một công ty lữ hành tại TPHCM cho biết 60% nhân lực cũ không quay lại làm việc. Hiện doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng nên tuyển dụng thêm hàng trăm vị trí, nhưng cũng chỉ đáp ứng được 50% chỉ tiêu, còn lại chưa có kinh nghiệm và cần phải đào tạo, đặc biệt là vị trí hướng dẫn viên nội địa.

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Theo các chuyên gia, đã đến lúc việc đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch cần chú trọng đến kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm thích ứng với bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi.

"Thiên nhiên có kỳ vĩ, hoang sơ, văn hóa có giàu đẹp, hạ tầng cơ sở có tốt đến mấy mà dịch vụ không có người làm chỉn chu thì sẽ mất cảm tình của du khách. Món ăn ngon bao nhiêu mà không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, làm qua quýt, phục vụ chậm... rồi khách cũng mất kiên nhẫn. Kể cả du lịch muốn chuyển đổi số, du lịch thông minh mà chỉ dựa vào yếu tố kỹ thuật thì cũng không thành công...", một chuyên gia trong ngành nhận định.

Được biết, từ năm 2017, trường Quốc tế- ĐHQGHN đã đưa Ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch vào giảng dạy, với mong muốn tạo nguồn nhân lực chất lượng cho ngành dịch vụ không khói của nước nhà.

Ngành du lịch đau đầu với cơn khát nhân sự hậu đại dịch - 2

PGS.TS Lê Trung Thành, Hiệu trưởng Trường Quốc tế - ĐHQGHN, cho biết đây là ngành học có sự hợp tác xây dựng chương trình rất sâu giữa Trường Quốc tế và trường Đại học Troy (Mỹ). Vì vậy, sinh viên theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo trên nguyên gốc chương trình của Đại học Troy, đồng thời có sự cải biến để phù hợp với sinh viên Việt Nam. Không chỉ học tập tại giảng đường mà sinh viên còn được tham gia vào các hoạt động kiến tập, thực tập, ngoại khóa như company visit, thể thao, câu lạc bộ, các cuộc thi,... để phát triển toàn diện các kỹ năng mềm.

"Khẩu hiệu của chúng tôi là học tập và sáng tạo cùng thế giới. Sinh viên của Trường được học tập và phát triển bản thân trong môi trường hoàn toàn bằng Tiếng Anh, được thực tập tại các doanh nghiệp lớn phù hợp với chuyên ngành nên cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp hoàn toàn rộng mở", Hiệu trưởng Lê Trung Thành khẳng định.

Đại diện trường Quốc tế cũng cho biết chương trình đào tạo của Ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch kéo dài 3,5 năm với mức học phí khoảng 26.040.000đ/sinh viên/học kỳ, mức học phí không quá cao với việc sinh viên được học tập trong môi trường toàn bộ bằng tiếng Anh với những sự đầu tư, gia tăng giá trị cho người học rất nổi bật.. Đặc biệt, những sinh viên xuất sắc có thể nhận 10 loại học bổng khác nhau từ quỹ của trường với tổng giá trị lên đến trên 35 tỷ đồng/năm.

"Với xu hướng ngành du lịch nóng lên sau đại dịch thì mỗi năm Việt Nam sẽ cần thêm hơn 50.000 lao động. Đây là cơ hội rất lớn cho sinh viên đang dự định theo đuổi ngành của Ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch. Tôi tin trường Quốc tế sẽ là lựa chọn lý tưởng cho các em trên chặng đường sắp tới", thầy Lê Trung Thành nhìn nhận.

Chương trình đào tạo ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao về Du lịch tại trường Quốc Tế kéo dài 3,5 năm với 10 học kỳ và được chia làm 6 phần. Ngôn ngữ giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh ở tất cả các môn đại cương, cơ sở ngành và chuyên ngành. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được nhận bằng Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao, và Du lịch do Đại học Troy cấp, văn bằng được Cục khảo thí - Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam công nhận.

Lợi thế của sinh viên khi theo học ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao, và Du lịch tại Đại học Quốc Gia Hà Nội:

- Sinh viên của Trường được học tập và phát triển bản thân trong môi trường hoàn toàn bằng Tiếng Anh.

- Cơ hội nhận 10 loại học bổng khác nhau từ Quỹ của trường với tổng giá trị lên đến hơn 35 tỷ đồng/năm.

- Bằng cấp Cử nhân của ĐH Troy được công nhận trên toàn quốc.

- Được thực tập tại các doanh nghiệp lớn phù hợp với chuyên ngành.

Ngành du lịch đau đầu với cơn khát nhân sự hậu đại dịch - 3
Ngành du lịch đau đầu với cơn khát nhân sự hậu đại dịch - 4

Tìm hiểu thêm về chương trình đào tạo của Đại học Troy (Hoa Kỳ) tại đây.