Nên cho con học IELTS từ khi nào?

Trường Thịnh

(Dân trí) - Chọn đúng thời điểm và cho con thời gian chuẩn bị, vượt chướng ngại vật, tăng tốc... sẽ giúp trẻ chinh phục điểm cao trên lộ trình dài hơi này.

IELTS là tấm vé thông hành cho hàng triệu người theo đuổi ước mơ du học lẫn thăng tiến. Năm 2019, có 3 triệu người thi IELTS trên thế giới. Tuy nhiên, trong 40 quốc gia tổ chức, Việt Nam xếp vào top 10 nước có điểm thi IELTS thấp nhất.

Năm 2018, người Việt chỉ đạt trung bình 5.98 điểm IELTS Academic. Có đến 20% đạt mức thấp, dưới IELTS 5.0. Mức điểm phổ biến nhất là 5.5-6.5 chiếm tới 59%, không đủ để săn học bổng. Chỉ 2,53% người đạt IELTS 8.0 cùng 0,29% đạt 8.5 và 0,01% đạt 9.0.

Nên cho con học IELTS từ khi nào? - 1
Chỉ 2,53% trên tổng số người dự thi đạt được 8.0 IELTS

Là bài thi độ khó cao, IELTS đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Để trẻ “mưa dầm thấm lâu”, nhiều bậc phụ huynh đã tạo điều kiện cho con theo học IELTS từ sớm để chinh phục mức điểm cao. Ghi nhận tại 9/16 cơ sở IELTS Fighter ở 3 thành phố lớn (Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng), lượng phụ huynh đến tìm hiểu khóa học cho con 6 tháng đầu năm cũng tăng hơn 40%. IELTS đã trở thành lựa chọn hàng đầu của phụ huynh khi định hướng du học cho con.

Ngay cả với cha mẹ chỉ đơn thuần muốn con nâng cao ngoại ngữ, thì IELTS luôn được ưu tiên hơn bởi những lợi thế của các bạn học sinh khi có chứng chỉ IELTS từ sớm. Học IELTS giúp trẻ rèn tự tin và chủ động qua bài Speaking, tư duy mạch lạc với câu chữ trong Writing, chọn lọc thông tin logic từ Listening và phân tích cẩn trọng trong Reading.

Nên học IELTS từ khi nào?

“Độ tuổi nào thích hợp nhất để trẻ tiếp cận IELTS?” là băn khoăn của không ít cha mẹ trước ngưỡng cửa đưa con vào thế giới phẳng toàn cầu. Các chuyên gia cho rằng, trẻ nên bắt đầu tiếp cận với phát âm tiếng Anh từ mầm non, sau đó tiếp xúc với tư duy ngữ pháp cơ bản từ tiểu học, làm quen với ngôn ngữ mới trước khi chính thức bắt đầu học IELTS từ cấp 2.

Trẻ mầm non như tờ giấy trắng, gặp ngôn ngữ mới sẽ bắt chước nhanh và phát âm chuẩn. Lên tiểu học, trẻ lần đầu chạm mặt chữ cái, não bộ có thể dần thấm hút ngữ pháp và mở rộng từ vựng. Nền tảng từ những năm tháng này sẽ giúp trẻ tự tin bước vào giai đoạn học tiếng Anh chuyên sâu, nâng cao và đủ khả năng để theo đuổi IELTS với 4 kỹ năng khi lên trung học.

Ms Lan Phương - Trưởng phòng đào tạo IELTS Fighter cũng cho rằng, học IELTS từ cấp 2 là thời điểm bắt đầu tốt nhất. Ở cấp 1, trẻ còn bận rộn làm quen với các môn học mới. Song bước vào lớp 6, tiếng Anh trở thành môn bắt buộc tại trường. Nếu học IELTS, mọi bài giảng trên lớp sẽ không thể làm khó trẻ, bởi IELTS mang tới kiến thức đầy đủ và chuyên môn sâu hơn.

Ms.Lan Phương về việc học tiếng Anh cùng con và nên cho trẻ học IELTS và thời điểm nào trên kênh VTV2

Ngoài ra, học IELTS sớm còn giúp trẻ săn học bổng ngay từ cấp 2, chuẩn bị tốt nhất cho du học. Càng giỏi IELTS, việc học tập trên giảng đường và sống tự lập ở nước ngoài càng tốt hơn. Nếu chưa vội du học, IELTS vẫn có thể giúp trẻ dễ dàng chinh phục môn ngoại ngữ khi đăng ký vào trường chuyên, miễn thi tiếng Anh THPT, xét tuyển thẳng vào đại học. Hiện, Đại học Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân.. đã xét thẳng thí sinh có IELTS 6.5 và hai môn thi đại học trên 15 điểm.

Lộ trình chinh phục IELTS 7.0+

Ms Lan Phương lưu ý, IELTS là bài kiểm tra quốc tế, “dục tốc bất đạt” nếu phụ huynh gây áp lực trẻ phải đạt điểm cao trong thời gian ngắn. Cha mẹ nên định hướng lộ trình thích hợp cho trẻ, có thể chia thành 5 giai đoạn với độ khó tăng dần.

Giai đoạn “Chuẩn bị” cho trẻ mới bắt đầu xây kiến thức nền tảng cơ bản, làm quen với cấu trúc bài thi Listening và Reading. Sang “Khởi động”, trẻ cần xây thêm nền tảng Phát âm - Từ vựng - Ngữ pháp xoay quanh các chủ đề bài thi, độ khó tương đương IELTS 3.0-5.0.

IELTS 5.0-6.0 kéo độ khó lên mức mới, nên ở giai đoạn “Vượt chướng ngại vật”, trẻ cần ứng dụng kiến thức thành thạo, nâng cấp kỹ thuật giải quyết các dạng bài cao hơn. Giai đoạn “Tăng tốc”, thầy cô sẽ giúp trẻ luyện chuyên sâu 4 kỹ năng, nâng trình Listening và Reading lên ít nhất 6.5, tập trung phần dễ ăn điểm Speaking và Writing, mở rộng các dạng đề thi khó.

Cuối cùng, để “Về đích”, trẻ cần dành hàng trăm giờ để nâng cao kiến thức chuyên sâu về 4 kỹ năng, đặc biệt là Speaking và Writing, xây dựng thói quen luyện đề, luyện topic hay gặp... để chinh phục mức điểm IELTS 7.0 trở lên.

Nên cho con học IELTS từ khi nào? - 2
Lộ trình khóa học từ 0-7.0 IELTS tại IELTS Fighter

Một số cha mẹ cho con học IELTS từ sớm, nhưng lại thấy các lớp học chưa hiệu quả, con không tìm được niềm vui đến lớp... Theo Ms Lan Phương, muốn tháo gỡ bài toán này, cha mẹ nên dành thời gian tìm hiểu kỹ lưỡng nơi sẽ cho con theo học dài lâu. Ngoài lộ trình học rõ ràng và cam kết điểm đầu ra, trung tâm đó còn phải thuyết phục bằng phương pháp giảng dạy cởi mở, khác biệt với lối dạy truyền thống nhàm chán khiến trẻ bỏ cuộc.

Với phương pháp truyền thống, giáo viên thường độc thoại liên tục trong giờ học, tập trung nhiều vào lý thuyết. Học viên có thể thuộc làu các nguyên tắc, nhưng nghe, nói, viết đều không được. Cả tính tương tác trong lớp học lẫn tính thực hành ngôn ngữ đều thấp. Giáo viên chỉ đơn thuần là người truyền kiến thức, bắt trẻ học dàn trải tất cả mọi thứ trong tiếng Anh, bao gồm cả kiến thức không cần thiết.

Còn với phương pháp S-SMART tại IELTS Fighter, giáo viên phải luôn tương tác với trẻ liên tục trong giờ học thông qua 12 kỹ thuật kỹ thuật đặt câu hỏi, kích thích trẻ trả lời xây dựng bài, dẫn dắt trẻ khám phá tiếng Anh. Học viên sẽ nói nhiều hơn giáo viên, để có thể thực hành ngôn ngữ càng nhiều càng tốt.

Nên cho con học IELTS từ khi nào? - 3
Lớp học tại IELTS Fighter với đội ngũ giáo viên giỏi, nhiệt tình

Tại IELTS Fighter, cũng không có khoảng cách giáo viên với học trò. Giáo viên là người truyền cảm hứng bằng kỹ thuật kết nối chiếm trọn thiện cảm của con trẻ như: Gọi và nhớ tên học trò, Khen ngợi khi học trò trả lời đúng, Khích lệ khi trả lời sai... Đồng thời, chắt lọc kiến thức, chỉ dạy những gì học viên cần, không dạy tất cả những gì tiếng Anh có, rút ngắn lộ trình chinh phục IELTS 7.0+ cùng trẻ.

Nguồn:

https://www.ielts.org/research/demographic-data

https://www.ielts.org/research/test-taker-performance