Học luật nhưng không khô khan như cách các gen Z nghĩ

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nhóm ngành luật thường bị "gắn mác" là khô khan vì liên quan các quy định, điều khoản... Tuy nhiên, nếu chọn đúng môi trường học tập, các kiến thức tưởng chừng như cứng nhắc sẽ trở nên linh hoạt, đầy "gia vị" thực tế.

Yếu tố lồng ghép kiến thức, trải nghiệm thực tế là những điều làm nên khối kiến thức dễ tiếp cận mà các gen Z có thể cảm nhận ở môi trường hiện đại, quốc tế như UEF.

Học thực tiễn cùng chuyên gia

Bên cạnh những giờ học trên giảng đường, nhà trường chú trọng tăng cường các hoạt động thực tiễn để sinh viên có cơ hội hiểu rõ nghề nghiệp trước khi tốt nghiệp. Các workshop kỹ năng, các buổi gặp gỡ chia sẻ được tổ chức thường xuyên với khách mời là những chuyên gia, nhân vật có sức lan tỏa nghề nghiệp.

Thu hút sự tham gia của sinh viên khoa Luật của trường phải kể đến cuộc gặp gỡ với các chuyên gia trong lĩnh vực nghề nghiệp như thẩm phán, chánh án, luật sư… để học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn về nghề nghiệp cũng như trau dồi những phẩm chất cần thiết trong lĩnh vực đặc thù này. 

Không chỉ tổ chức những buổi talkshow liên quan đến kiến thức đào tạo, khoa Luật còn thực hiện các talkshow truyền cảm hứng, chia sẻ trải nghiệm của các diễn giả.

Học luật nhưng không khô khan như cách các gen Z nghĩ - 1
Sinh viên được truyền cảm hứng học tập từ các luật sư, nhân vật có sự gắn kết thực tiễn nghề nghiệp (Ảnh: UEF).

Ngoài ra, ngoại ngữ cũng là một vấn đề mà trường hết sức chú trọng. Bên cạnh tiếng Anh học thuật, giao tiếp thông thường, tiếng Anh chuyên ngành được xem là phần kiến thức quan trọng đối với sinh viên ngành này. Ngoài ra, các hoạt động nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh cũng được tổ chức để sinh viên tương tác, thực hành như chuỗi workshop "English for special purpose" gồm 12 buổi học theo chủ đề, chuyên môn của nhóm ngành Luật một cách cụ thể.

Tổ chức nhiều hoạt động mang tính thực tế cao

Là hoạt động thực thành phổ biến và được mong chờ nhất của khoa Luật, phiên tòa giả định giúp sinh viên có cái nhìn tổng thể về công việc thực tế khi ra trường, xóa đi những ngỡ ngàng nghề nghiệp trong tương lai.

Các phiên tòa giả định đã mang đến cho sinh viên giá trị, ý nghĩa công việc chuyên môn một cách rõ ràng: hiểu hơn về các tình huống, diễn biến xét xử một vụ án... qua đó giúp các bạn tăng cường kiến thức chuyên ngành và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật.

Học luật nhưng không khô khan như cách các gen Z nghĩ - 2
Các phiên tòa giả định là phương pháp thực hành đáng chú ý của sinh viên Luật UEF (Ảnh: UEF).

Một hoạt động khác cũng hấp dẫn không kém là "Crime Scene" - sân chơi chất lượng dành cho sinh viên đam mê pháp luật và yêu thích phá án. Với những vụ án dạng tình huống giả định được xây dựng tỉ mỉ, đầu tư về mặt nội dung lẫn hình thức, nhằm lan tỏa niềm yêu thích luật pháp đến sinh viên và nhiều bạn trẻ. 

Gần đây nhất, các bạn gen Z của các trường trung học phổ thông tại TPHCM cũng đã được trải nghiệm cuộc thi "Youth & Justice" do Khoa Luật phối hợp với Trung tâm Tham vấn Tâm lý và Hỗ trợ Pháp luật, Đoàn Thanh niên Đoàn Luật sư TPHCM tổ chức. Cuộc thi đã tạo ra một sân chơi học thuật chất lượng cho các bạn trẻ có đam mê về pháp luật, giúp các bạn gen Z biết cách vận dụng kiến thức thực tế ngoài cuộc sống để xử lý các tình huống pháp lý thực tế.

Học luật nhưng không khô khan như cách các gen Z nghĩ - 3
Các cuộc thi gắn với kiến thức pháp luật cũng được tổ chức thường xuyên (Ảnh: UEF).

Khoa Luật và các đơn vị cũng thường xuyên kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức để đưa sinh viên đến tham quan trải nghiệm. Tiêu biểu là các hoạt động như: trải nghiệm một ngày làm công chứng viên, trải nghiệm làm thẩm phán qua chuyến thực tế tại tòa án...

Học luật nhưng không khô khan như cách các gen Z nghĩ - 4
Sinh viên Khoa Luật trải nghiệm làm thẩm phán qua chương trình học thực tế tại tòa án (Ảnh: UEF).

Với sự nỗ lực không ngừng trong cải tiến phương pháp giảng dạy, xây dựng chương trình học sát thực tế, tổ chức các hoạt động thực tiễn gắn kết giữa nhà trường - doanh nghiệp - sinh viên, các bạn trẻ sẽ có môi trường học tập hiệu quả và nắm bắt ưu thế nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay. 

Hiện UEF nhận hồ sơ xét tuyển các ngành Luật, Luật kinh tế, Luật quốc tế theo phương thức xét tuyển học bạ trung học phổ thông (xét học bạ lớp 12 theo tổ hợp 3 môn và xét học bạ 3 học kỳ) đợt 1 đến 30/4; xét tuyển theo kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia-HCM đến 28/4.