Quyền lực mới Kỳ 3 - Cắt giảm quyền tự do hay bảo vệ lợi ích người dùng?
(Dân trí) - Một thập kỷ trước, không ai khác ngoài cha đẻ của World Wide Web, Tim Berners-Lee, đã nhìn thấy sự nguy hiểm của các trang trại cùng tham gia trong tương lai.
Bạn được tự do chọn lựa quyền lực của mình
Năm 2008, gần 20 năm sau khi đưa ra tầm nhìn đầu tiên của mình, Tim Berners-Lee đã kêu gọi xây dựng “những mạng xã hội phi tập trung” để tìm lại trang web yêu thích của mình từ các trang web ngày càng tập trung như Facebook. Ông đã nhìn thấy một giải thưởng lớn trong một thế giới đầy đủ và đa dạng các nền tảng, trong đó “mạng xã hội trực tuyến sẽ miễn nhiễm hơn với sự kiểm duyệt, độc quyền, quy định và các hoạt động khác của quyền lực trung tâm”.
Ngày nay, ông đang nỗ lực làm việc trong một dự án để giải quyết từng vấn đề đó, một kế hoạch thay đổi triệt để cách thức các ứng dụng web hoạt động, một dự án sẽ tuyệt giao với tất cả dữ liệu và nội dung cá nhân của chúng ta từ các ứng dụng và nền tảng.
Dự án Solid của Berners-Lee sẽ cho phép chúng ta sở hữu dữ liệu riêng của mình như một phần của “vỏ bọc” an toàn cá nhân mà chúng ta sẽ mang theo trong đời sống kỹ thuật số của mình. Vì vậy, hãy tưởng tượng rằng, thay vì có tất cả dữ liệu của bạn trên nền tảng của bên thứ ba, giờ đây bạn sẽ mang chúng theo bên mình. Đây là những gì các chuyên viên công nghệ dẫn đầu gọi là “khả năng tương tác”. Bạn đi khắp nơi với những hình ảnh, bạn bè, lịch sử sức khỏe, bản đồ của tất cả những nơi bạn đã đi qua, danh sách tất cả các giao dịch của bạn – ngay cả danh tiếng trực tuyến bạn đã xây dựng trong nhiều nền tảng, một mặt hàng đặc biệt mạnh mẽ. Bạn được tự do quyết định sẽ cấp quyền truy cập chúng cho ai - và đi kèm với những điều khoản nào. Solid không chỉ là một loại công nghệ khác; nó còn là một triết lý khác. Với Solid, dữ liệu của bạn sẽ “phục vụ cho bạn”.
Một giải pháp khác cho vấn đề đặt dữ liệu của một người trong tay của một trung gian quyền lực được tìm ra cùng với sự kỳ vọng to lớn - và được thổi phồng là Blockchain. Blockchain là sổ cái kế toán (ledger) được phân phối công khai cho phép mọi người ghi lại và xem những giao dịch nào đã diễn ra.
Không giống như sổ kế toán bí mật tập trung - chẳng hạn như sổ cái của các ngân hàng - Blockchain thật sự minh bạch. Và các giao dịch được xác minh không phải bởi một lực lượng trung tâm, mà là một quá trình phân tán. Bạn có thể biết Blockchain từ ứng dụng nổi tiếng (và cũng gây tranh cãi) nhất của nó cho đến tận ngày nay: đó là công nghệ nền tảng mà từ đó đồng tiền ảo Bitcoin được xây dựng nên.
Ứng dụng ra sao để phát huy tiềm năng trong con người bạn
Đối với những người không hiểu biết nhiều về công nghệ – và ngay cả với những người đã dành hàng giờ cố gắng để có thể hiểu được vấn đề này – cách thức hoạt động thực sự của nó có thể rất khó nắm bắt. Nhưng điều quan trọng nhất cần hiểu đó là nó chính là một trong những ứng dụng tiềm năng của con người. Như tạp chí The Economist đã đánh giá, “Nó cung cấp một phương pháp cho những người không quen biết nhau hoặc không tin tưởng lẫn nhau tạo ra một hồ sơ của những người sở hữu những thứ mà khiến cho tất cả mọi người có liên quan đều công nhận. Đó là một cách thức để xây dựng và bảo vệ sự thật”.
Tiềm năng này cũng to lớn như cách nó bị thổi phồng (mặc dù, giống như tất cả các công nghệ, Blockchain vẫn còn dễ bị thương tổn bởi sự thâu tóm và chiếm hữu). Nó mở ra một thế giới nơi người dùng có thể trao đổi giá trị trực tiếp mà không cần một người trung gian khai thác. Chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng các hợp đồng bất động sản hoặc các giao dịch tài chính trực tiếp trên Blockchain. Nhưng chúng ta cũng có thể tưởng tượng, những người trung gian bị loại bỏ khỏi các nền tảng khổng lồ của thế giới – Uber hay Airbnb – khi những người lái xe và những người gọi xe, hoặc những người chủ và khách, tìm cách cộng tác và trao đổi trực tiếp với nhau.
Khi chúng ta nhìn vào tương lai, không thiếu các dự đoán về các công nghệ và ý tưởng có sự tham gia tiếp theo sẽ làm thay đổi cuộc sống của chúng ta. Cho dù đó là thực tế ảo (VR), công nghệ tương tác thực tế tăng cường (AR), Blockchain, hoặc thậm chí sự xuất hiện của một đồng tiền ảo mới khác như Metaverse, các nền tảng mà chúng ta biết ngày nay có thể sẽ có khả năng kết thúc một cách khá kỳ lạ.
Tuy nhiên, cho dù có xảy ra điều gì đi chăng nữa, chúng ta cần phải bám víu và xây dựng một tập hợp các nguyên tắc đảm bảo rằng thế giới chúng ta sẽ sống ít độc quyền hơn, nhiều sự minh bạch hơn và hòa hợp hơn với tác động rộng lớn của chúng.
Chúng ta, là những người tham gia vào các trang trại, có thể làm nhiều điều hơn là chỉ than trách về số phận của mình. Trong một cuộc thăm dò của Guardian vào năm 2017, ít hơn 1/3 người Mỹ đã đồng ý rằng Facebook tốt cho thế giới, và 26% tin rằng Facebook quan tâm đến người dùng của mình. Cuộc thăm dò cũng cho thấy có sự ủng hộ cho việc đặt các giới hạn cho quyền lực của các nền tảng công nghệ lớn. Nhưng không có lý do gì để giao những công việc này cho các nhà quản lý, những người sẽ có xu hướng tập trung hơn vào việc cắt giảm quyền tự do của nền tảng hơn là bảo vệ lợi ích cho người dùng.
Hãy xem xét một số câu chuyện mà chúng tôi đã chia sẻ trong cuốn sách này và bạn có thể bắt đầu xem lướt qua phong trào #FleeFacebook - nó có một số đặc điểm có tính chất lan truyền và tham gia như phong trào Thách thức Dội xô đá lên đầu. Không có phong trào nào có thể làm trống hoàn toàn các trang trại, thậm chí một cuộc nổi dậy tương đối khiêm tốn có thể gây ra những thay đổi lớn đối với chính sách hoặc lãnh đạo, như chúng ta đã thấy trong nỗ lực #DeleteUber vào đầu năm 2017. Nó sẽ lấy đi các ứng dụng mới và tâm huyết của quyền lực mới – bởi các nhà công nghệ, doanh nhân và tất cả chúng ta - để tái tạo các điều khoản mà chúng ta đã tham gia.
Trích sách “Quyền lực mới - New Power”
Theo First News