Rợn người với món sinh tố bằng... ếch sống

(Dân trí) - Tại một ngôi làng nhỏ ở Peru, người dân có thói quen dùng ếch sống làm món sinh tố để tăng cường sức khỏe.

Dân cư vùng núi Arequipa, Peru từ nhiều năm nay giữ nguyên thói quen uống sinh tố ếch tươi để tăng cường sức khỏe. Dù chưa được các nhà khoa học chứng minh, nhưng người dân địa phương tin rằng, thịt ếch tươi giúp họ có sức đề kháng chống mọi bệnh tật. Thậm chí, người dân không dùng các loại thuốc hiện đại.

 

Những con ếch ở hồ Titicaca còn tươi nguyên khi để trong tủ kính

Những con ếch ở hồ Titicaca còn tươi nguyên khi để trong tủ kính
 

 

Cách chế biến món sinh tố ếch tươi có một không hai này khá rùng rợn. Người chế biến phải chọn những chú ếch bắt ở hồ Titicaca nổi tiếng. Chúng được thả trong các bể kính cho tới khi khách hàng tới lựa chọn. Sau đó, ếch tươi bị lột ra và trộn cùng nhiều loại nguyên liệu khác nhau khi đưa vào máy xay. Để giảm mùi tanh, người chế biến cho nhiều nguyên liệu như lô hội, mật ong, rễ cây Adean và rượu để tạo thành món sinh tố.

 

Khách tới và chọn lựa ếch để nhà hàng làm sinh tố
Khách tới và chọn lựa ếch để nhà hàng làm sinh tố

Món sinh tố gồm rất nhiều nguyên liệu
Món sinh tố gồm rất nhiều nguyên liệu
 

 

Cô Maria Elena Cruz - chủ cửa hàng sinh tố ếch ở Andes chia sẻ: “Món sinh tố này rất bổ dưỡng. Nó chữa được chứng thiếu máu, viêm phế quản, giảm stres và tốt cho cả xương cốt. Người già, trẻ em hay thanh niên vùng này đều rất ưa món chuộng món đồ uống đó”. Cecilia Cahuana - khách hàng thường xuyên của cửa hàng bày tỏ: “Đây là món uống độc đáo và cũng là bài thuốc quý. Gia đình tôi thường tới đây để thưởng thức”.

 

Ếch bị lột da và đưa vào máy xay
Ếch bị lột da và đưa vào máy xay

 Món sinh tố thường có màu xanh và không quá khó uống

 Món sinh tố thường có màu xanh và không quá khó uống


 Món sinh tố thường có màu xanh và không quá khó uống

 Món sinh tố thường có màu xanh và không quá khó uống

 

 

Với mức giá 2USD/cốc (khoảng hơn 40 nghìn Đồng), sinh tố ếch tươi được người dân trong vùng tin tưởng và thưởng thức hàng chục năm nay. Tuy nhiên, cùng với nhu cầu người dân ngày một tăng cao, loài ếch Culeus Telmatobius  sống tại Hồ Titicaca đang có nguy cơ tiệt chủng.

 

Hoàng Hà

(tổng hợp)